https://kevesko.vn/20200427/o-nga-bat-dau-lai-tao-ra-nhung-con-chuot-de-mac-coronavirus-8974385.html
Ở Nga bắt đầu lai tạo ra những con chuột dễ mắc coronavirus
Ở Nga bắt đầu lai tạo ra những con chuột dễ mắc coronavirus
Sputnik Việt Nam
MOSKVA (Sputnik) - Trung tâm khoa học nhà nước về virus và công nghệ sinh học Vektor triển khai lai tạo ra những con chuột dễ nhiễm COVID-19 để thử nghiệm... 27.04.2020, Sputnik Việt Nam
2020-04-27T09:24+0700
2020-04-27T09:24+0700
2020-04-27T09:16+0700
https://cdn.img.kevesko.vn/img/181/34/1813445_0:375:2307:1673_1920x0_80_0_0_40f1e5112bd3b4d2c664700a62ea7c9f.jpg
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2020
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/181/34/1813445_0:159:2307:1889_1920x0_80_0_0_29f2701f3fc6f8e6b837cf9f645ae873.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
khoa học, xã hội, nga, thế giới
khoa học, xã hội, nga, thế giới
Ở Nga bắt đầu lai tạo ra những con chuột dễ mắc coronavirus
MOSKVA (Sputnik) - Trung tâm khoa học nhà nước về virus và công nghệ sinh học Vektor triển khai lai tạo ra những con chuột dễ nhiễm COVID-19 để thử nghiệm vaccine, dự kiến vào tháng 6/2020 sẽ có những kết quả đầu tiên, tin đăng trên website của Rospotrebnadzor.
Những con chuột mới lai tạo có triệu chứng gần giống như mầm bệnh COVID-19 ở người và sẽ giúp nghiên cứu vaccine và thuốc điều trị COVID-19, cơ quan này cho biết.
"Sự khác biệt chính giữa mô hình nghiên cứu mới và mô hình hiện đang được áp dụng trên thế giới là tính an toàn sinh học của nó - chuột sẽ trở nên nhạy cảm với virus chỉ sau khi được gây cảm ứng trong phòng thí nghiệm về virus, do vậy sẽ loại bỏ rủi ro khi làm việc với chúng trong các khu lai tạo và các phòng thí nghiệm không chuyên biệt trong thời kỳ đại dịch", tin cho biết.
Theo cơ quan này, ở giai đoạn đầu tiên, chuột sẽ được lai tạo ra bằng phương pháp chuyển đổi gen, nhưng sau đó, ngay khi tiến hành nhân bản phân tử các cấu trúc phức tạp, các nhà nghiên cứu sẽ chuyển sang sử dụng hệ thống chỉnh sửa gen CRISPR/Cas9.
Các nhà khoa học hy vọng sẽ có được kết quả đầu tiên vào tháng 6 năm 2020.
Tổ chức Y tế thế giới ngày 11 tháng 3 tuyên bố sự bùng phát bệnh truyền nhiễm coronavirus chúng mới là tình trạng đại dịch. Theo số liệu mới nhất của WHO, trên thế giới đã có trên 2,9 người nhiễm, hơn 205 nghìn người đã chết vì căn bệnh này.