Mặt tích cực của đại dịch
“Cuối cùng, chúng ta sẽ hiểu rằng thế giới rất mong manh và phải được bảo vệ, hệ thống kinh tế hiện tại của chúng ta không nhằm mục đích làm cho con người khỏe mạnh và hạnh phúc, mà chỉ uy trì sự tồn tại của mình mà thôi”, - ông Danil Medvedev nói.
Nhà tương lai học cho rằng sau đại dịch sẽ thiết kế lại các thành phố, đưa ra các chương trình kinh tế mới như thu nhập cơ bản, thay đổi toàn bộ cơ cấu việc làm, để hiểu ai, ở đâu và nên sản xuất gì, để chúng ta có được kết quả tốt nhất và ít ảnh hưởng nhất đến môi trường.
“Chúng ta sẽ quen với thực tế là chúng ta cần ít xe hơn, ít dầu mỏ hơn” – ông Medvedev kết luận.
Tại Nga, tính đến ngày 29 tháng 4, coronavirus đã được xác nhận ở gần 100 000 người, gần 6 000 người bị nhiễm bệnh trong 24 giờ qua. Hơn 10 000 người trong số đó đã hồi phục, 972 bệnh nhân đã chết. Số lượng ca nhiễm coronavirus trên thế giới đã vượt quá con số 3 triệu, đến sáng ngày 29 tháng 4, con số này là 3.116.680 người.
© SputnikChẳng thể «tay không bắt giặc» Covid-19: Coronavirus sợ cái gì?
Chẳng thể «tay không bắt giặc» Covid-19: Coronavirus sợ cái gì?
© Sputnik