Trung Quốc quảng cáo "máy bay chiến đấu hạng nhẹ" của mình ra Đông Nam Á

CC BY-SA 4.0 / Alert5 / FTC-2000Huấn luyện viên chiến đấu Trung Quốc JL-9 (FTC-2000)
Huấn luyện viên chiến đấu Trung Quốc JL-9 (FTC-2000) - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Vài ngày trước, một số phương tiện truyền thông, trích dẫn từ các nguồn tin Trung Quốc, cho biết Trung Quốc đang đẩy mạnh việc quảng bá máy bay huấn luyện chiến đấu FTC-2000G hạng nhẹ ra thị trường nước ngoài. Khách hàng là một nước trong ASEAN.

Máy bay này như thế nào, dành cho ai và thực sự có những khả năng gì? Sputnik cố gắng tìm hiểu vấn đề này qua bài báo dưới đây.

Giáo luyện cơ-9 - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc chế tạo phi cơ mới dành cho tàu sân bay với máy phóng

LIFT theo tiếng Hoa

Theo tin trên phương tiện truyền thông, hợp đồng xuất khẩu máy bay huấn luyện chiến đấu hạng nhẹ  Trung Quốc (Lead-in Fighter Trainer, LIFT) FTC-2000G được ký vào tháng 1 năm nay,  và việc giao hàng cho một trong những quốc gia Đông Nam Á sẽ bắt đầu vào năm 2021 .

Máy bay này, còn được gọi là JL-9, là phiên bản nâng cấp sâu của máy bay huấn luyện chiến đấu FT-7/JJ-7 (mã NATO — Mongol). FTC-2000G đã đi vào sản xuất hàng loạt từ năm 2008, được trang bị trong không quân Trung Quốc vào năm 2011, được sử dụng chủ yếu như một phương tiện huấn luyện. Năm 2019, lô máy bay FTC-2000G đã được chuyển đến Sudan xa xôi. Và bây giờ, các nhà sản xuất máy bay Trung Quốc có một khách hàng nước ngoài gần gũi  hơn nhiều về địa lý - một trong những nước ASEAN.

Theo cổng thông tin Militarywatchmagazine, FTC-2000G là một trong 3 loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ của Trung Quốc, được tích cực xuất khẩu. Xét về các đặc tính chiến đấu, Trung Quốc đặt FTC-2000G ở vị trí thứ 3 trên thế giới trong số các phương tiện huấn luyện chiến đấu.

Khách hàng là ai?

Không có gì đáng chê trách trong việc xuất khẩu máy bay huấn luyện chiến đấu Trung Quốc. Hơn nữa, mỗi quốc gia có quyền lựa chọn đối tác hợp tác kỹ thuật quân sự có lợi nhất cho mình, dựa trên các cân nhắc về kinh tế và chính trị.

Khách hàng mua máy bay Trung Quốc là ai? Một số phương tiện truyền thông cho rằng đó là  Myanmar. Tuy nhiên như Malaysia Flying Herald cho biết:

AG600  - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc tái thử nghiệm thủy phi cơ AG600
«Lực lượng không quân đất nước này đang trong giai đoạn hiện đại hóa, mua từ Trung Quốc máy bay chiến đấu đa năng hạng nhẹ Chendu/PAC JF-17 Thunder và từ Nga - máy bay đánh chặn siêu thanh MiG-29, cũng như máy bay huấn luyện Yak-130 với số lượng lớn. Yak-130 đảm nhận tốt tất cả vai trò có thể được giao cho FTC-2000G trong quá trình huấn luyện phi công ban đầu".

Ấn bản tin rằng Lào cũng không cần đến FTC-2000G. Viêng Chăn đã có một ít Yak-130 của Nga "và không cần thêm nữa, do họ không có ... kẻ thù rõ rệt từ  bên ngoài".

Theo bài báo, Thái Lan cũng không cần đến máy bay Trung Quốc. Họ đã đặt hàng và nhận được một phần máy bay huấn luyện KAI T-50 Golden Eagle của Hàn Quốc.

Khách mua FTC-2000G có thể là Philippines hoặc Campuchia. Trong những năm gần đây, mối quan hệ Manila - Bắc Kinh đã được cải thiện đáng kể và họ quan tâm đến việc hiện đại hóa đội máy bay của mình.

Với Phnom Penh, như Malaysia Flying Herald cho biết, Campuchia chỉ có 5 chiếc L-39 và 2 chiếc MiG-21-2000 (do Israel hiện đại hóa). Đây là toàn bộ lực lượng không quân còn hoạt động. Số còn lại, như tờ báo ghi chú, đang "trong tình trạng hư hỏng."

Cổng thông tin  Мilitary Watch Magazine nhắc lại

«Campuchia có ngân sách quân sự rất hạn chế, nhưng họ cũng có thể coi máy bay huấn luyện Trung Quốc như là bàn đạp để phát triển khả năng chiến đấu của lực lượng không quân (mà thực tế hiện tại không có)».

Các phương tiện truyền thông cũng nhắc lại việc Campuchia có sự hợp tác rất gần gũi, gần như là đồng minh với Trung Quốc, về mối quan hệ khúc mắc với các nước láng giềng Thái Lan, Việt Nam, và các vấn đề trong tương tác giữa  Việt Nam với Trung Quốc. Một nền tảng chính trị như vậy có thể thúc đẩy Phnom Penh mua FTC-2000, mà Trung Quốc khoe là một "máy bay chiến đấu mạnh mẽ".

Theo Malaysia Flying Herald, máy bay Trung Quốc chỉ có thể tỏ ra có ích trong  trận không chiến với các đối thủ lỗi thời như Su-22, F-5T Tigris, và ngang bằng với KAI T-50TH Golden Eagle. Còn chẳng hạn như khi gặp Su-30 của Việt Nam.... FTC-2000G sẽ trở thành ..."mồi ngon phản lực" cho máy bay chiến đấu Việt Nam»." Với F-16 và SAAB JAS-39C/D Gripen  của không quân Thái Lan, thì  "máy bay Trung Quốc cũng không có gì để đấu lại".

FTC-2000G so với Yak-130

Trong bài bình luận với Sputnik, chuyên gia Nga về hàng không quân sự, phó tiến sỹ khoa học quân sự,  đại tá không quân dự bị Makar Aksenenko đã đưa ra  đánh giá về FTC-2000G:

Máy bay Su-30SM của đội nhào lộn trên không “Các hiệp sĩ Nga” tại Diễn đàn Kỹ thuật-Quân sự Quốc tế Army-2019 - Sputnik Việt Nam
Tại sao Myanmar muốn mua chiến đấu cơ của Nga?
«Đây là loại máy bay lạ thường. Thuộc vào lớp nào?  Trang bị 1 động cơ trong xu hướng toàn cầu chế tạo máy bay 2 động cơ?. Vũ khí thực sự yếu, đặc biệt là hệ thống điều khiển. Trong không chiến, nó chỉ phù hợp chống lại địch thủ vũ trang yếu,  ở tầm ngắn và trung bình. Dùng để huấn luyện, máy bay Trung Quốc rất không hoàn hảo. Có lẽ chỉ trong giai đoạn chuyển tiếp, dành cho các phi công trẻ, trước khi chuyển loại máy bay nghiêm túc hơn.

Tôi cho rằng FTC-2000G không phải là đối thủ của Yak-130. Máy bay Nga có 2 động cơ, ghế phóng nhẩy dù tuyệt vời, khả năng huấn luyện sử dụng vũ khí thực sự cho cả mục tiêu trên không hay mặt đất. Và quan trọng nhất - hệ thống cho phép mô phỏng các tính năng điều khiển của nhiều loại máy bay. Điều này cho phép huấn luyện phi công chiến đấu tiêm kích, ném bom tiền tuyến và một số loại máy bay khác ngay trên Yak-130! Ngoài ra, khi mua Yak-130, khách hàng cũng nhận được chiếc máy bay tấn công hạng nhẹ trang bị đầy đủ, có thể dùng để chống lại lục quân đối phương, hay cho các hoạt động phản kích. Nhưng tôi không thấy khả năng như vậy trong chiếc mày bay Trung Quốc».

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала