Đầu tháng 4, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố tạm dừng tài trợ cho WHO. Chính quyền Trump cáo buộc tổ chức này phản ứng chậm chạp trước sự bùng phát và diễn biến phức tạp của dịch bệnh do coronavirus - COVID-19.
WHO sẽ chịu tổn thất nặng nề hay không?
Đồng thời, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cũng lên tiếng khẳng định không loại trừ khả năng Washington sẽ không bao giờ khôi phục lại hoạt động tài trợ vừa bị đình trệ đối với WHO.
"Ở giai đoạn này, việc đánh giá tổn thất mà Tổ chức Y tế Thế giới phải chịu liên quan đến quyết định ngưng tài trợ của chính quyền Mỹ là rất khó. Tất nhiên, tổ chức này ít nhiều cũng sẽ phải chịu đựng một số thiệt hại nhất định, nhưng điều này cũng không có nghĩa là ngân sách của WHO sẽ chịu tổn thất nặng nề", Pankin nói.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga lưu ý rằng, rõ ràng, việc tạm ngưng viện trợ cũng ảnh hưởng đến những khoản đóng góp tự nguyện từ phía chính phủ Hoa Kỳ. Theo ông, trong năm 2018-2019, những khoản đóng góp như vậy chiếm khoảng 656 triệu đô la, tương đương 15% tổng số tiền tài trợ của WHO trong giai đoạn đó.
“Theo điều lệ của tổ chức Y tế thế giới, hành động ngưng đóng góp tài chính sẽ dẫn đến việc mất quyền bầu cử tại Hội đồng Y tế Thế giới, cơ quan quyết định cao nhất của WHO", - ông Pankin nêu rõ.
Ông nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ không hề tuyên bố sẽ rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới, đồng thời, rõ ràng Mỹ cũng không muốn đánh mất lợi ích của mình trong WHO.
Thứ trưởng Pankin nhắc lại rằng chính người Mỹ mới là bên “thiếu nợ” chính của WHO với khoản nợ vào khoảng 200 triệu USD. Chỉ như thế thôi là cũng đã đủ để áp dụng "lệnh trừng phạt" đối với Hoa Kỳ.