Tất cả vì tiền tuyến: các nhà khoa học Liên Xô đóng góp một phần rất quan trọng vào Chiến thắng

© Sputnik / Viktor Temin / Chuyển đến kho ảnhBiểu ngữ chiến thắng trên Reichstag, ngày 1 tháng 5 năm 1945
Biểu ngữ chiến thắng trên Reichstag, ngày 1 tháng 5 năm 1945 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong thời gian cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Liên Xô trong tất cả các lĩnh vực từ toán học đến y học đã giúp giải quyết rất nhiều nhiệm vụ cực kỳ phức tạp trên mặt trận, và nhờ đó đã giúp Liên Xô đi đến Chiến thắng.
"Hầu hết mọi chi tiết của thiết bị quân sự, quân phục, vật liệu quân sự, thuốc men đều mang dấu ấn của ý tưởng khoa học và nghiên cứu sơ bộ", - Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, ông Sergei Vavilov hồi tưởng lại.

Ngay từ những ngày đầu của cuộc chiến tranh, các nhà khoa học Liên Xô đã hiểu rõ về các phương hướng nghiên cứu chính. Vào ngày 23 tháng 6 năm 1941, tại cuộc họp bất thường mở rộng, Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô đã thông qua quyết định: tất cả các chi nhánh của nó chuyển sang nghiên cứu các chủ đề quân sự, và các nhóm nghiên cứu làm việc cho quân đội và hải quân sẽ được cung cấp mọi thứ cần thiết.

Tổ lái xe bọc thép Liên Xô BA-10: Trung sĩ Yevgeny Petrovich Endrekson, Trung sĩ Vladimir Polikarpovich Porshakov và chó béc-giê Dzhulbars. Mặt trận phía Nam - Sputnik Việt Nam
Chó, mèo và lạc đà: Chuyện về những “người lính bốn chân” trong Thế chiến II

Trong số các lĩnh vực nghiên cứu chính là nhiệm vụ giải quyết các vấn đề có tầm quan trọng chiến lược, phát triển và thiết kế các loại phương tiện chiến đấu, hỗ trợ cho ngành công nghiệp, huy động nguyên liệu thô của đất nước.

Penicillin - dược liệu cứu mạng

Nhà vi trùng học xuất sắc Zinaida Ermolyeva đã có những đóng góp vô giá vào việc cứu mạng nhiều người lính Liên Xô. Trong những năm chiến tranh, nhiều người lính đã chết không phải vì bị thương, mà vì bị nhiễm độc máu sau đó.

Bà Ermolieva, người đứng đầu Viện Y học Thực nghiệm Liên Xô, đã được giao nhiệm vụ tổng hợp các chất kháng sinh penicillin từ nguyên liệu thô có sẵn trong nước càng sớm càng tốt và thành lập cơ sở sản xuất hàng loạt.

Khi đó bà Ermolyeva đã có những kinh nghiệm làm việc thành công cho mặt trận – trong năm 1942 bà đã ngăn chặn được sự bùng phát của dịch tả và bệnh thương hàn trong quân đội Liên Xô trên mặt trận Stalingrad, điều đó đã đóng vai trò quan trọng đảm bảo chiến thắng của Hồng quân trong trận chiến chiến lược đó.

© Sputnik / Maks Alpert / Chuyển đến kho ảnhNhà vi trùng học xuất sắc Zinaida Ermolyeva
Tất cả vì tiền tuyến: các nhà khoa học Liên Xô đóng góp một phần rất quan trọng vào Chiến thắng - Sputnik Việt Nam
Nhà vi trùng học xuất sắc Zinaida Ermolyeva

Cùng năm đó, bà Ermolieva đã trở về Matxcơva để hướng dẫn các công việc tổng hợp penicillin. Kháng sinh này được chiết xuất từ loại nấm đặc biệt. Các nhà khoa học đã tìm kiếm loại nấm này ở khắp mọi nơi, ngay cả trên bức tường của các hầm trú bom ở Matxcơva. Và họ đã đạt tới thành công. Ngay từ năm 1943, tại Liên Xô, dưới sự lãnh đạo của bà Ermolyeva, đã thành lập cơ sở sản xuất hàng loạt loại kháng sinh nội địa đầu tiên có tên là "krustozin".

Số liệu thống kê đã chứng minh tính hiệu quả cao của loại thuốc mới: ngay sau khi Hồng quân bắt đầu sử dụng rộng rãi thuốc này, tỷ lệ tử vong của những người bị thương và bị bệnh giảm 80%. Ngoài ra, loại thuốc kháng sinh mới đã giúp các bác sĩ làm giảm một phần tư số lần cắt cụt, nhờ đó rất nhiều binh sĩ tránh được khuyết tật và có thể tiếp tục chiến đấu.

Lá cờ Chiến thắng trên trụ sở Quốc hội Đức phát-xít - Sputnik Việt Nam
Lá cờ Chiến thắng trên trụ sở Quốc hội Đức phát-xít

Khử từ vỏ thép của tàu và ngành luyện kim

Ngay vào những ngày đầu của cuộc chiến tranh, quân Đức quốc xã bắt đầu gài thủy lôi ở vùng biển gần các căn cứ hải quân Liên Xô và trên các tuyến đường biển chính được sử dụng bởi Hải quân Liên Xô. Điều này đã tạo ra một mối đe dọa rất lớn đối với các tàu chiến. Vào ngày 24 tháng 6 năm 1941, tại cửa Vịnh Phần Lan, tàu khu trục "Gnevny" và tàu tuần dương "Maxim Gorky" đã bị chìm vì trúng ngư lôi từ trường của Đức.

Nhiệm vụ phát triển và chế tạo một cơ chế hiệu quả để bảo vệ các tàu chiến Liên Xô khỏi ngư lôi từ trường đã được giao cho Viện Vật lý Kỹ thuật Leningrad. Hai nhà khoa học lừng danh Igor Kurchatov và Anatoly Alexandrov đã dẫn đầu các công việc nghiên cứu, sau vài năm, hai nhà khoa học này đã thành lập ngành công nghiệp hạt nhân Liên Xô.

© Sputnik / Chuyển đến kho ảnhNhà khoa học lừng danh Igor Kurchatov, năm 1958
Tất cả vì tiền tuyến: các nhà khoa học Liên Xô đóng góp một phần rất quan trọng vào Chiến thắng - Sputnik Việt Nam
Nhà khoa học lừng danh Igor Kurchatov, năm 1958

Nhờ các cuộc nghiên cứu của Viện Vật lý Kỹ thuật Leningrad, các phương pháp hiệu quả để bảo vệ tàu đã được tạo ra trong khoảng thời gian ngắn nhất. Ngay vào tháng 8 năm 1941, phần lớn các tàu chiến Liên Xô đã được bảo vệ khỏi ngư lôi từ trường. Kết quả là, nhờ phương pháp khử từ vỏ thép của tàu được phát minh bởi các nhà khoa học Leningrad, không có một tàu chiến nào bị chìm vì trúng ngư lôi từ trường. Phương pháp này cho phép cứu hàng trăm tàu ​​và hàng ngàn mạng sống của các thủ thủ đoàn. Kế hoạch của Đức quốc xã khóa chặt cửa ngõ các cảng biển của Liên Xô đã bị thất bại.

Nhà luyện kim nổi tiếng Andrei Bochvar (sau mấy năm ông cũng tham gia dự án nguyên tử của Liên Xô) đã phát triển một hợp kim nhẹ mới - kẽm silumin, hợp kim này được sử dụng để chế tạo động cơ cho các thiết bị quân sự. Bochvar cũng đề xuất một nguyên tắc mới để tạo ra vật đúc, giúp giảm đáng kể mức tiêu thụ kim loại. Trong những năm Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, phương pháp này đã được sử dụng rộng rãi trong các xưởng đúc của các nhà máy chế tạo máy bay.

© Sputnik / Igor Mikhalev / Chuyển đến kho ảnhNhà khoa học lừng danh Anatoly Alexandrov, năm 1986
Tất cả vì tiền tuyến: các nhà khoa học Liên Xô đóng góp một phần rất quan trọng vào Chiến thắng - Sputnik Việt Nam
Nhà khoa học lừng danh Anatoly Alexandrov, năm 1986

Phương pháp hàn bằng điện đã đóng một vai trò quan trọng trong việc gia tăng khối lượng sản xuất máy bay. Nhà khoa học nổi tiếng Evgeny Paton đã đóng góp một phần rất quan trọng vào việc phát triển phương pháp này. Nhờ các công việc nghiên cứu của ông, đã phát triển phương pháp hàn hồ quang chìm trong chân không, kết quà là năng suất đã tăng gấp mấy chục lần tại các cơ sở sản xuất xe tăng.

Cuộc diễu binh của quân đội Xô-viết trên Quảng trường Đỏ ở Matxcơva, ngày 7 tháng 11 năm 1941 - Sputnik Việt Nam
Những người Việt trong trang phục Hồng quân

Một nhóm các nhà khoa học do Isaac Kitaigorodsky dẫn đầu đã giải quyết một vấn đề khoa học- kỹ thuật rất phức tạp bằng cách tạo ra kính chống đạn có khả năng chịu lực gấp 25 lần kính thường. Phát triển này đã giúp tạo ra vỏ giáp chống đạn trong suốt cho buồng lái của các máy bay chiến đấu Liên Xô.

Toán học phục vụ không quân và pháo binh

Các nhà toán học cũng có  những thành tựu đáng tự hào góp phần làm nên Chiến thắng. Mặc dù nhiều người coi toán học là một môn khoa học trừu tượng, nhưng, lịch sử chiến tranh bác bỏ quan điểm này. Các công trình nghiên cứu của các nhà toán học đã giúp giải quyết nhiều vấn đề cản trở hoạt động của Hồng quân. Toán học đã đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo ra và cải tiến các loại thiết bị quân sự mới.

Nhà toán học xuất sắc Mstislav Keldysh có đóng góp to lớn vào việc giải quyết vấn đề liên quan đến sự rung động của các cấu trúc máy bay. Vào những năm 1930, một trong những vấn đề nghiêm trọng là hiện tượng rung động: khi máy bay tăng tốc độ, chỉ cần những rung động liên tục cũng có thể phá hủy các bộ phận của máy bay, và đôi khi chiếc máy bay bị phá hủy hoàn toàn trong tích tắc.

Chính Keldysh đã tạo ra mô hình toán học về quá trình nguy hiểm này, và trên cơ sở đó các chuyên gia đã đưa ra những thay đổi vào thiết kế của máy bay Liên Xô để tránh được sự xuất hiện của hiện tượng rung động. Nhờ đó đã xóa rào cản để phát triển các loại máy bay có thể đạt tốc độ cao. Khi bùng nổ chiến tranh, ngành chế tạo máy bay Liên Xô (khác với Đức) đã không có vấn đề này,

© Sputnik / Runov / Chuyển đến kho ảnhNhà toán học xuất sắc Mstislav Keldysh, năm 1968
Tất cả vì tiền tuyến: các nhà khoa học Liên Xô đóng góp một phần rất quan trọng vào Chiến thắng - Sputnik Việt Nam
Nhà toán học xuất sắc Mstislav Keldysh, năm 1968

Một nhà khoa học lừng danh khác trong lĩnh vực kỹ thuật cơ khí Sergei Khristianovich đã giúp tăng hiệu quả của dòng pháo phản lực phóng loạt - pháo huyền thoại Katyusha. Các mẫu đầu tiên của vũ khí này đã có nhược điểm - độ chính xác thấp - chỉ khoảng bốn quả đạn trên một hecta. Vào năm 1942, Khristianovich đã đề xuất một giải pháp kỹ thuật liên quan đến cơ chế bắn, kết quả là đạn pháo Katyusha bắt đầu xoay trong lúc bay. Nhờ đó độ chính xác đã tăng gấp mười lần.

Các nhà toán học cũng đã tham gia vào việc thiết kế chế tạo các loại pháo mới, phát triển các loại pháo hiệu quả nhất cho lực lượng pháo binh khi đó đã được gọi là "các vị thần chiến tranh". Ví dụ, Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô Nikolai Chetaev đã xác định góc dốc thuận tiện nhất khoan nòng súng. Điều này đảm bảo độ chính xác tối ưu, quả đạn giữ được hướng, không quay lộn khi bay, và đảm bảo những đặc tính tích cực khác của các hệ thống pháo binh.

Nhà khoa học xuất sắc, Viện sĩ Andrei Kolmogorov, người khai sinh lý thuyết xác suất hiện đại, đã sử dụng công trình nghiên cứu của mình để phát triển lý thuyết về sự phân tán của các quả đạn pháo mang lại hiệu quà cao nhất. Kết quả nghiên cứu đã giúp tăng độ chính xác và tăng hiệu quả của pháo binh.

© Sputnik / Vladimir Minkevich / Chuyển đến kho ảnhNhà khoa học Liên Xô Isaac Kitaigorodsky, năm 1962
Tất cả vì tiền tuyến: các nhà khoa học Liên Xô đóng góp một phần rất quan trọng vào Chiến thắng - Sputnik Việt Nam
Nhà khoa học Liên Xô Isaac Kitaigorodsky, năm 1962

Và một nhóm các nhà toán học do Viện sĩ Sergei Bernshtein dẫn đầu đã tạo ra các bảng đơn giản và độc đáo để xác định vị trí của tàu bằng cách bắt tín hiệu vô tuyến. Những bảng này đã giúp cho người hoa tiêu rất nhanh chóng tính toán điều hướng, tốc độ tính toán đã tăng gấp mười lần. Không quân tầm xa đã sử dụng rộng rãi phương pháp này trong các hoạt động chiến đấu, để thực hiện các chuyến bay siêu chính xác.

Dầu mỏ và oxy lỏng

Phần đóng góp của các nhà địa chất cho Chiến thắng cũng là vô giá. Sau khi quân Đức xâm chiếm các vùng lãnh thổ rộng lớn của Liên Xô đã có nhu cầu khẩn trương kiếm tìm những mỏ khoáng sản mới. Các nhà địa chất đã giải quyết nhiệm vụ khó khăn này. Ví dụ, nhà khoa học Andrei Trofimuk, sau này là Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, đã đề xuất một khái niệm mới cho việc tìm kiếm dầu mỏ, khác với các lý thuyết địa chất phổ biến vào thời điểm đó.

Nhờ đó, ở Bashkiria đã phát hiên mỏ dầu Kinzebulatovskoye, và nhiên liệu và chất bôi trơn không ngừng được cung cấp cho tiền tuyến. Năm 1943, nhà khoa học Trofimuk là người đầu tiên trong số các nhà địa chất được trao tặng danh hiệu Anh hùng lao động xã hội chủ nghĩa.

Nhìn chung, các nhà khoa học Liên Xô đã đặt được rất nhiều thành tích nổi bật trong những năm chiến tranh. Sau chiến tranh, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô Sergei Vavilov đã lưu ý rằng, một trong nhiều tính toán sai lầm dẫn đến sự thất bại của quân phát xít là sự đánh giá thấp khả năng của các nhà khoa học Liên Xô.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала