Về điều này và những bước đầu tiên của Việt Nam trên con đường thịnh vượng sau đại dịch là nội dung trong bài tổng quan hàng tuần của Sputnik - «Việt Nam trên báo chí nước ngoài».
Doanh nghiệp nước ngoài hướng tới Việt Nam
Các cố vấn chuyên giúp công ty nước ngoài chuyển dời cơ sở sang nước khác tuyên bố rằng thành công của Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống dịch bệnh coronavirus đã đẩy tăng hơn nữa độ tin cậy của giới đầu tư nước ngoài dành cho Hà Nội. Việt Nam đang định vị mình như là một địa bàn an toàn dành cho tiến hành kinh doanh, nắm bắt và thu hút nhu cầu lợi ích từ phía các nhà sản xuất quốc tế đang cố gắng tìm cách đa phương hóa chuỗi cung ứng của họ ở bên ngoài Trung Quốc, - trang Globalnews.ca viết.
Báo tường thuật chi tiết về những lĩnh vực của nền kinh tế cho thấy đà tăng trưởng nhanh chóng sau khi dỡ bỏ dứt điểm những biện pháp hạn chế do bệnh dịch. Du lịch sẽ phục hồi hoàn toàn trong vòng sáu tháng sau khi đại dịch được khoanh vùng cô lập cục bộ hóa, dịch vụ thương mại điện tử sẽ được yêu cầu nhiều, sản xuất sẽ tăng lên trong chừng mực chuỗi cung ứng được tái cơ cấu, đà tăng trưởng hàng không sẽ gắn liền với du lịch nội địa và các chuyến đi kinh doanh kết hợp du ngoạn. Tờ báo này cũng lưu ý rằng Việt Nam đã chuẩn bị tốt, đủ khả năng đương đầu với đợt bùng phát mới tiềm ẩn của dịch bệnh. Như vậy, các nhà đầu tư có thể yên tâm rằng, mặc dù Việt Nam mở cửa nền kinh tế, đất nước vẫn tiếp tục cảnh giác thận trọng và sẵn sàng giải quyết các vấn đề gắn với COVID-19.
Có những chỉ số khẳng định tâm thế lạc quan là biểu đồ tăng trưởng 2% cổ phiếu Việt Nam hôm thứ Tư trong bối cảnh cổ phiếu của các nước khác bị giảm sút. Đây là phiên giao dịch xuất sắc nhất trong hơn một tháng, - Bangkok Post thông báo. Nhưng để đảm bảo duy trì chỉ số tăng trưởng kinh tế tốt sau đại dịch, Hà Nội cần hành động nhanh chóng cả trên mặt trận chống tham nhũng, củng cố khối ngân hàng và đa dạng hóa nền kinh tế, thoát khỏi sự phụ thuộc nặng vào xuất khẩu, cũng như cần đầu tư nhiều kinh phí hơn cho giáo dục-đào tạo và giảm thiểu khu vực công để mở đường nhường chỗ cho các công ty khởi nghiệp, - Nikkei Asian Review viết. Tờ New Straits Times đưa tin có hàng chục nghìn doanh nghiệp Việt Nam bị cáo buộc vi phạm quy tắc thuế thu nhập doanh nghiệp và đã «né thuế» tới hàng nghìn tỷ VND mỗi năm trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2018.
Nhà máy sản xuất khẩu trang của thế giới
Tờ The Star Online viết rằng ông Nguyễn Xuân Phúc Thủ tướng CHXHCN Việt Nam đã bật đèn xanh cho việc xuất khẩu khẩu trang y tế cá nhân không có bất kỳ hạn chế, để Việt Nam không bỏ lỡ cơ hội trở thành nhà máy sản xuất khẩu trang tầm cỡ toàn cầu trong bối cảnh tiếp diễn đại dịch Covid-19. Còn báo Nga Argumenty i fakty cho biể rằng từ ngày 15 tháng 5 đến ngày 30 tháng 8 Việt Nam sẽ chuyển giao cho Nga 1.500 máy thở nhân tạo made in Việt Nam như khoản hỗ trợ nhân đạo giúp nước bạn điều trị cho các bệnh nhân nhiễm coronavirus.
Báo chí viết về sự hồi sinh trong một số lĩnh vực nhất định của nền kinh tế đất nước. Từ 3 đến 4 triệu sản phẩm, tương đương với khoảng 30% tổng sản lượng kinh điển của AirPods trong quý này, sẽ được xuất xưởng tại Việt Nam, - như Nikkei Asian Review báo tin. Còn trên tờ TTG Asia đăng bài viết về kết quả của công trình nghiên cứu, theo đó 45% du khách Trung Quốc bày tỏ nguyện vọng đến thăm Việt Nam để thực hiện chuyến đi nước ngoài đầu tiên trong năm nay, hơn nữa, các du khách ưa chọn chuyến đi cá nhân bằng du lịch theo nhóm.
Kênh truyền hình Nga NTV kể chuyện Việt Nam đã làm thế nào để sống qua đại dịch và dẫn ra lời nói chân thành của những cư dân Việt bình dị: «Sự hy sinh về quyền lợi kinh tế và xã hội của chúng tôi là đáng giá, bởi vì tất cả những biện pháp đó đều nhằm bảo vệ sức khỏe của người dân. Trong thời gian cách ly và giãn cách xã hội có vô số hạn chế đã ảnh hưởng đến cả công việc cũng như đời sống cá nhân. Nhưng tôi cho rằng mọi thứ đều đúng đắn, vì nhằm mục tiêu ngăn chặn không cho coronavirus lây lan ở đất nước chúng tôi». Tờ Ezhednevnye novosti Vladivostok thông báo tin vui: Việt Nam từng bước dần mở cửa các bãi biển ở Nha Trang và các thành phố nghỉ dưỡng khác.
Người Mỹ đừng mơ nhận Cam Ranh
Còn tờ The Diplomat xuất bản bài viết lớn của học giả Australia uy tín chuyên nghiên cứu Việt Nam, GS Carl Thayer từ ĐHTH New South Wales, xem xét những tin đồn cho rằng Hà Nội có thể cho Hoa Kỳ thuê vịnh Cam Ranh hoặc một số đảo ở Biển Đông làm căn cứ cung ứng hoặc trạm dừng chân dài hạn. Sau khi phân tích hàng loạt chi tiết, chuyên gia Carl Thayer đi đến kết luận rằng chẳng hề có mảy may cơ sở thực tế nào cho những tin đồn như vậy, và Việt Nam chắc chắn sẽ không từ bỏ nguyên tắc «Ba Không» đã khẳng định một lần nữa trong «Sách Trắng» mà Hà Nội công bố gần đây.