Du lịch Việt Nam sẽ bùng nổ hậu Covid-19?

© Ảnh : Bích Huệ - TTXVNKhách du lịch lưu lại những khoảnh khắc đẹp với Sen quê Bác
Khách du lịch lưu lại những khoảnh khắc đẹp với Sen quê Bác - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Hậu Covid-19, du lịch Việt Nam được dự báo sẽ hồi phục thần kỳ và vươn lên một cách mạnh mẽ với ưu tiên kích cầu du lịch nội địa cũng như chuẩn bị nhiều kịch bản hướng đến trở thành điểm du ngoạn hấp dẫn, môi trường nghỉ dưỡng an toàn đối với du khách quốc tế nhất là từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia.

Cũng như khẩu hiệu ‘Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam’, Tổng cục Du lịch đã tham mưu cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai chương trình kích cầu du lịch nội địa ‘Người Việt Nam du lịch Việt Nam’ và nhận được hưởng ứng mạnh mẽ từ các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp du lịch.

Du lịch Việt Nam sẽ hồi phục nhanh nhất Đông Nam Á?

Việt Nam hiện đang sở hữu rất nhiều lợi thế để phục hồi ngành du lịch vốn bị ảnh hưởng nặng nề vì đại dịch Covid-19. Thậm chí, theo nhiều chuyên gia, Việt Nam được kỳ vọng sẽ vượt qua Thái Lan trong thu hút lượng lớn khách du lịch, nhất là từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia, New Zealand sau khi đã kiểm soát rất tốt đại dịch do coronavirus.

Năm 2019 là năm đại thành công với ngành du lịch Việt Nam, thiết lập nhiều kỷ lục về lượng khách quốc tế với hơn 18 triệu lượt du khác, tốc độ tăng trưởng du lịch cũng thuộc hàng cao nhất khu vực. Mới đây, nhiều tổ chức cũng đánh giá nhờ kiểm soát thành công đại dịch Covid-19 mà du lịch Việt Nam sẽ bật dậy mạnh mẽ nhất ở Đông Nam Á và làn sóng người nước ngoài đổ xô sang Việt Nam du ngoạn là điều được dự báo trước.

Cách đây không lâu, tờ báo Mỹ Skift đánh giá, nhờ phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thành công, Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên nổi lên vì ngành du lịch có dấu hiệu phục hồi. Trong khi đó, hàng loạt quốc gia ASEAN khác như Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Philippines vẫn đang phải vật lộn với coronavirus và đất nước của họ đều ở trong tình trạng phong tỏa với nhiều mức độ khác nhau.

Skift nhận định Việt Nam đang nỗ lực tạo ra vùng du lịch biệt lập, theo đó du khách sẽ chỉ được tới các địa điểm đã định, cùng với Trung Quốc và Hàn Quốc, nếu thành công, du lịch Việt Nam có khả năng sẽ vượt trên Thái Lan về sức hấp dẫn, tốc độ phục hồi và tăng trưởng.

© Ảnh : Minh Đức - TTXVNTam Cốc mùa lúa chín
Du lịch Việt Nam sẽ bùng nổ hậu Covid-19? - Sputnik Việt Nam
Tam Cốc mùa lúa chín

Trên thực tế, Việt Nam hiện đang ở vị trí mới so với Thái Lan trong việc thu hút khách du lịch Trung Quốc và Hàn Quốc hậu Covid-19. Việt Nam chỉ mất 7 năm để tăng từ 6 triệu lượt khách lên 15 triệu lượt khách, trong khi Thái Lan mất 15 năm. Việt Nam đang có ưu thế khi được cho là an toàn sau dịch Covid-19, và cũng được xem là điểm đến du lịch mới hơn Thái Lan.

Bên cạnh đó, một yếu tố quan trọng nữa chính là làn sóng chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam. Chính FDI cũng sẽ thay đổi diện mạo ngành du lịch và mở ra cơ hội phát triển mới cho lĩnh vực này. Các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ bắt đầu đổ vào Việt Nam sau đại dịch và tiền cho du lịch cũng sẽ tiếp tục được tăng cường mạnh mẽ.

Theo quan điểm của ông Kenneth Atkinson, Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn du lịch (TAB) chia sẻ với Skift, nhận định, thị trường mà Việt Nam cần nhất là Trung Quốc và Hàn Quốc sau đó đến Úc, New Zealand và Đài Loan.

“55% lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là từ Trung Quốc và Hàn Quốc nên họ thực sự đóng vai trò rất quan trọng. Hành lang du lịch như vậy sẽ mở ra những cơ hội cho kinh doanh và du lịch giải trí”, ông Atkinson bày tỏ.

Ưu tiên kích cầu du lịch nội địa: Người Việt Nam du lịch Việt Nam

Cũng bàn về vấn đề phục hồi ngành du lịch Việt Nam thời điểm hậu Covid-19, Tổng cục Trưởng Tổng Cục Du lịch Việt Nam Nguyễn Trùng Khánh chia sẻ với VnExpress cho biết những nhiệm vụ cấp bách cần thực hiện để nhanh chóng khôi phục ngành dịch vụ không khói mà Việt Nam vốn chiếm lợi thế rất lớn này.

Ông Nguyễn Trùng Khánh cho hay, 5 năm qua ngành du lịch Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng cao. Ngay từ tháng 1, Việt Nam ghi dấu ấn bởi tốc độ tăng trưởng kỷ lục của khách quốc tế đến, khi đón hơn 2 triệu người. Tuy nhiên, Covid-19 lan rộng tác động sâu sắc không chỉ với ngành du lịch mà còn các lĩnh vực khác, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động du lịch Việt Nam và thế giới nói chung.

“Cho đến thời điểm này, khi dịch bệnh được kiểm soát tốt ở Việt Nam và một số nước trong khu vực, chúng tôi cho rằng du lịch Việt Nam trước hết cần khôi phục du lịch nội địa. Đây là nhiệm vụ trước tiên để tái khởi động hoạt động du lịch”, Tổng cục Trưởng Tổng Cục Du lịch thông tin.

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam là một trong 10 nước tăng trưởng du lịch cao nhất thế giới
Theo chia sẻ của vị lãnh đạo này, Tổng cục Du lịch đã tham mưu cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhằm triển khai chương trình kích cầu du lịch nội địa “Người Việt Nam du lịch Việt Nam” và nhận được hưởng ứng mạnh mẽ từ các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp du lịch.

“Chúng tôi cho rằng, đây là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới nhưng cần phải có sự điều phối, làm sao thống nhất các chương trình kích cầu nội địa, các điểm đến, các địa phương của cả nước để mang lại hiệu quả cao”, ông Nguyễn Trùng Khánh khẳng định.

Đáng chú ý,  ngay sau khi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động Chương trình “Người Việt Nam du lịch Việt Nam” thì lập tức các trung tâm du lịch lớn trong cả nước như Quảng Ninh, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Lâm Đồng, Kiên Giang đồng loạt có những động thái để khôi phục thị trường nội địa, kích cầu du lịch, tham gia với việc giảm giá vé tham quan ở địa phương, hình thành liên minh kích cầu, xây dựng các gói kích cầu với giá giảm từ 20-50%.

© Ảnh : Tiên Minh - TTXVNNgười dân thành phố Nha Trang trở lại với nếp sinh hoạt tắm biển vào sáng sớm 4/5
Du lịch Việt Nam sẽ bùng nổ hậu Covid-19? - Sputnik Việt Nam
Người dân thành phố Nha Trang trở lại với nếp sinh hoạt tắm biển vào sáng sớm 4/5
Ngoài ra, trong khuôn khổ chương trình  “Người Việt Nam du lịch Việt Nam” sẽ tổ chức những sự kiện ở các thị trường trọng điểm về du lịch như Hà Nội, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Quảng Ninh, Ninh Bình, Khánh Hoà, TP.HCM, Kiên Giang, Cần Thơ nhằm thu hút sự vào cuộc tích cực của các địa phương, các hãng hàng không, doanh nghiệp du lịch và khách du lịch trên khắp cả nước quan tâm hưởng ứng.

Tổng cục Trưởng Nguyễn Trùng Khánh nhấn mạnh, trong phiên họp thường kỳ của Chính phủ gần đây nhất, Thủ tướng đã có kết luận giao Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp Bộ Ngoại giao nghiên cứu tham mưu đề xuất với Chính phủ mở cửa trở lại với du khách quốc tế.

Ông Khánh nêu rõ, đây là vấn đề Tổng cục Du lịch đã nghiên cứu và xây dựng những kịch bản khác nhau, khi liên quan đến thời gian và khả năng kiểm soát dịch bệnh của Việt Nam cùng các nước trong khu vực.

“Chúng ta phải khôi phục thị trường du lịch nội địa trước tiên và tiến đến chuẩn bị các điều kiện cần thiết, để khi các nước trong khu vực và trên thế giới kiểm soát dịch bệnh sẽ kiến nghị cho phép mở cửa trở lại với du khách quốc tế ngay”, vị Tổng cục Trưởng khẳng định.

Kịch bản đón khách du lịch quốc tế của Việt Nam hậu Covid-19

Trước đó, khi bình luận về ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 lên ngành du lịch Việt Nam, nhiều chuyên gia và tổ chức quốc tế cho rằng, đại dịch do coronavirus thực sự là một cú sốc với ngành du lịch Việt Nam ngay những ngày đầu năm 2020.

Khách du lịch Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Khách du lịch Trung Quốc sẽ ồ ạt sang Việt Nam sau đại dịch Covid-19?
Tập đoàn CBRE Việt Nam phân tích sự sụt giảm bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như việc Việt Nam ngừng các chuyến bay từ Trung Quốc vào cuối tháng 1, từ Hàn Quốc vào đầu tháng 3, tạm ngưng tất cả các chuyến bay quốc tế và nhập cảnh của người nước ngoài từ cuối tháng 3. Thêm vào đó là các biện pháp giới hạn di chuyển, giãn cách xã hội và quan ngại chung của du khách.

Nhiều sự kiện du lịch quan trọng như Hanoi Formula 1 Grand Prix cũng bị hoãn hoặc hủy bỏ. Do vậy, trong suốt quý I/2020, Việt Nam chỉ tiếp đón 3,7 triệu lượt khách du lịch quốc tế, giảm 18,1% so với cùng kỳ năm trước, và lượt khách du lịch nội địa cũng giảm 18,0% so với cùng kỳ.

Đến thời điểm này, Việt Nam đang bắt đầu mở của du lịch trong nước “theo giới hạn và từng bước” từ 30/4, đảm bảo tuân thủ quy định chặt chẽ của ngành Y tế về phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Theo chia sẻ của Tổng cục Trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh, hiện dịch bệnh đã được khống chế ở trong nước, vì thế ưu tiên số một từ nay đến cuối năm là phát triển du lịch nội địa, thị trường trước đây chúng ta chỉ dành cho khách quốc tế. Tuy nhiên, những chương trình dành cho khách quốc tế trước đó sẽ được chào bán và cung cấp tới khách nội địa với chất lượng tương đương và giá hấp dẫn, cạnh tranh, kéo dài đến cuối 2020.

Về kịch bản đón khách quốc tế, ông Khánh cho biết, nếu đến thời điểm 9/2020 dịch bệnh được khống chế ở một số thị trường du lịch trọng điểm của Việt Nam, thì chúng tôi xem xét kiến nghị với Chính phủ nới lỏng các hạn chế. Đồng thời cho tái khởi động quảng bá, xúc tiến thu hút khách quốc tế đến, trong trường hợp chúng ta có cơ chế công nhận các tiêu chuẩn kiểm soát y tế, dịch bệnh giữa Việt Nam và các nước có thị trường du lịch với mình.

Khách du lịch nước ngoài tại Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Khách du lịch Nga chọn Việt Nam

“Với kịch bản này, chúng tôi tính toán đến những thị trường gần, trong khu vực ASEAN và Đông Bắc Á, sẽ là những thị trường thu hút khách quốc tế đến đầu tiên. Như vậy khả năng trong quý 4 sẽ bước đầu có khách quốc tế đến Việt Nam”, ông Nguyễn Trùng Khánh nhấn mạnh.

Trước đó, thực hiện Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ, bắt đầu mở cửa du lịch trong nước từng bước, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cũng đã xây dựng bộ tiêu chí về du lịch Việt Nam an toàn, trước mắt phục vụ du lịch nội địa. Trong thời gian tới, Bộ này dự kiến sẽ tổ chức Hội nghị cùng với các doanh nghiệp lữ hành để khởi động lại nền du lịch trong nước và tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp lữ hành, du lịch.

Riêng về du lịch quốc tế, Bộ sẽ có kế hoạch cụ thể để khi dịch bị đẩy lùi sẽ tích cực thu hút các thị trường khách quốc tế tiềm năng. Bộ cũng đề nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ ngành liên quan tăng tần suất các chuyến bay và mở thêm các đường bay nội địa, tăng cường truyền thông, quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam an toàn để kích cầu du lịch trong cả nước. Đề xuất Chính phủ bổ sung giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành Du lịch bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

© Ảnh : Minh Đức - TTXVNDu khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp của động Trà Tu
Du lịch Việt Nam sẽ bùng nổ hậu Covid-19? - Sputnik Việt Nam
Du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp của động Trà Tu

Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có 3 kịch bản phục hồi, tùy diễn biến của dịch đã được vạch ra. Thứ nhất, khi Việt Nam công bố hết dịch, thứ hai khi Việt Nam và một số nước trong khu vực công bố hết dịch và thứ ba là khi thế giới hết dịch.

“Các kịch bản đều có bước triển khai phù hợp với từng thời điểm; ưu tiên kích cầu du lịch nội địa, sau đó hướng tới thị trường quốc tế và thực hiện chiến lược quảng bá “Du lịch Việt Nam - Điểm đến an toàn, hấp dẫn” theo từng cấp độ”, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhấn mạnh.

Tuy nhiên, theo Tổng cục trưởng Nguyễn Trùng Khánh, nếu dịch bệnh kéo dài hơn quãng thời gian đến cuối năm, Việt Nam đến phương án khác. Do ở điểm này diễn biến dịch bệnh vẫn khó lường, dù đã xây dựng các kịch bản nhưng rõ ràng là khó.

“Chúng tôi cho rằng kết thúc quý 3 an toàn thì kiến nghị Chính phủ tái khởi động việc thu hút khách quốc tế đến Việt Nam cũng như người Việt Nam đi du lịch tại những nước, với điều kiện đảm bảo y tế, an ninh, an toàn về dịch bệnh”, đồng chí Nguyễn Trùng Khánh bày tỏ.
Việt Nam cân nhắc hành lang du lịch an toàn

Trên thực tế, Tổng cục Trưởng Nguyễn Trùng Khánh cũng thừa nhận, thời gian qua, Việt Nam đã quá tập trung vào việc thu hút khách quốc tế mà chưa dành sự quan tâm cần thiết cho thị trường khách du lịch nội địa.

Vũng Tàu, cảnh nhìn ra Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Bùng nổ du lịch ở Việt Nam: Thay đổi hay trả giá?
Tuy nhiên, vị lãnh đạo Tổng cục Du lịch cũng nhấn mạnh, đây là thời điểm vàng của ngành du lịch Việt Nam, các doanh nghiệp du lịch cần phải xác định lại mục tiêu khách, từ đó xây dựng sản phẩm đáp ứng được nhu cầu khách nội địa.

“Tôi cho rằng đây là thời điểm tốt để dành nhiều thời gian và ưu tiên hơn cho việc nghiên cứu thị trường khách du lịch nội địa, để từ đó xây dựng những chính sách về sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu. Đặc biệt xây dựng chính sách giá phù hợp với du khách nội địa”, ông Khánh lưu ý.

Theo vị chuyên gia, cần tập trung quan tâm đến việc đào tạo, huấn luyện nhân viên ở các điểm cung ứng dịch vụ du lịch để có thái độ phục vụ thân thiện hơn và kinh doanh bài bản, chuyên nghiệp hơn đối với thị trường khách quốc tế.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp kinh doanh khách du lịch nội địa cũng cần lưu ý đến công tác bảo vệ môi trường, cùng với việc đảm bảo phòng tránh dịch bệnh trong các doanh nghiệp. Đó là một trong các giải pháp thu hút và hấp dẫn du khách trong nước.

Thông tin về xu hướng hành lang du lịch an toàn kết nối du khách giữa hai hoặc ba quốc gia có hiệu quả kiềm chế dịch tốt, như giữa New Zealand và Australia, Tổng cục trưởng Nguyễn Trùng Khánh cho biết, điều này là phù hợp trong điều kiện dịch bệnh SARS-CoV-2 như hiện nay.

© Ảnh : Hoàng Hùng -TTXVNKhách du lịch đến tham quan Tam Đảo kì nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Du lịch Việt Nam sẽ bùng nổ hậu Covid-19? - Sputnik Việt Nam
Khách du lịch đến tham quan Tam Đảo kì nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Ông Nguyễn Trùng Khánh cũng khẳng định, Cục đang cân nhắc tham mưu cho Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cũng như với Chính phủ để đón tiếp khách du lịch quốc tế đến từ những thị trường có thực tế kiểm soát dịch bệnh tốt.

“Chúng ta cần có một tiêu chuẩn để chứng nhận đảm bảo về y tế đối với những cá nhân có nhu cầu đi lại giữa các nước với nhau để xem xét về tính tương đồng đó. Hiện nay chúng ta áp dụng QR Code về việc kiểm tra giấy chứng nhận đảm bảo y tế và làm sao liên thông được vấn đề này. Khi nào liên thông được chuyện này với nhau thì mới thừa nhận chứng nhận y tế của quốc gia đó cũng tương đồng với chứng nhận y tế của Việt Nam”, Tổng cục trưởng nhấn mạnh.

Theo ông Khánh, căn cứ vào cơ sở này để có kiến nghị cho phép những người có chứng nhận sức khỏe tốt được vào Việt Nam để đi du lịch, nhằm tái khởi động du lịch quốc tế. Theo lãnh đạo Tổng Cục Du lịch, hiện Việt Nam cũng đang xem xét một số thị trường, dự đoán khả năng phục hồi cũng như kiểm soát dịch sớm được thực hiện tại mốt số nước gần như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và trong ASEAN.

“Trước mắt chúng tôi nghiên cứu tiêu chí, tiêu chuẩn về giấy chứng nhận sức khỏe của các nước này, làm sao có sự công nhận về những giá trị kiểm tra y tế, đảm bảo an toàn thì sẽ kiến nghị, đề xuất khách du lịch từ những nước này vào Việt Nam và ngược lại, cho khách Việt Nam sang những nước đấy”, ông Nguyễn Trùng Khánh khẳng định.

Cây Cầu Vàng Bà Nà Đà Nẵng - Sputnik Việt Nam
Du lịch Việt Nam tăng trưởng kỷ lục: Loạt danh hiệu thế giới và căn bệnh thành tích
Bình luận về vấn đề tái cơ cấu ngành du lịch, Tổng cục Trưởng Nguyễn Trùng Khánh cho hay, với Việt Nam những thị trường truyền thống vẫn đóng vai trò then chốt.

“Chúng ta phụ thuộc vào nguồn khách châu Á, nhất là Đông Á và Đông Bắc Á, ASEAN, thị trường khác là Bắc Mỹ, Úc, New Zealand, Đông Âu”, ông Khánh cho hay và khẳng định đây là những thị trường có tốc độ tăng trưởng khách đến Việt Nam cao.

Theo tiết lộ của Tổng cục Trưởng Nguyễn Trùng Khánh, đối với những thị trường này cần làm mới về các dịch vụ, sản phẩm, trên cơ sở đó xây dựng những sản phẩm, dịch vụ sát với nhu cầu, có chính sách giá đáp ứng yêu cầu của thị trường.

“Chúng ta cũng cần đa dạng hóa hơn các nguồn khách mới, đặc biệt là các thị trường mới nổi như Ấn Độ, Trung Đông mà lâu nay chúng ta chưa dành sự quan tâm nhất định”, Tổng cục Trưởng Tổng Cục Du lịch Việt Nam đúc kết.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала