Hộ chiếu như vậy cần trở thành một loại giấy tờ bảo đảm sức khỏe cho người đến một quốc gia cụ thể nào đó. Người ta cho rằng loại "hộ chiếu COVID" như vậy chỉ có thể được cấp cho những người đã có kháng thể chống Covid-19 trong cơ thể.
Khi phỏng vấn các nhà khoa học Nga, Sputnik đã đưa ra câu hỏi rằng liệu việc áp dụng loại hộ chiếu miễn dịch sẽ là kịch bản cho chương trình du lịch quốc tế và loại giấy tờ tùy thân này có hiệu quả hay không.
Theo ông Dmitry Kuprash, nhà nghiên cứu tại Viện Sinh học phân tử mang tên Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga kiêm người đứng đầu Trung tâm điều chỉnh chính xác cao và công nghệ di truyền dành cho y sinh học, tính hiệu quả và độ tin cậy của hộ chiếu miễn dịch như vậy vẫn phải được chứng minh qua việc quan sát nhiều lần những người đã bị nhiễm coronavirus:
“Xét nghiệm kháng thể vẫn chưa đủ. vì trong trưởng hợp kháng thể ít thì độ đề kháng chống lây nhiễm vẫn cực kỳ thấp, điều đó có nghĩa là không thể loại trừ nguy cơ tái nhiễm. Tuy nhiên, cuộc sàng lọc quy mô lớn về kháng thể ở Moskva đang được áp dụng, trong mọi trường hợp, các nhà khoa học không từ bỏ nỗ lực tìm hiểu manh mối: xét nghiệm kháng thể cụ thể nào có thể được coi là đảm bảo khả năng miễn dịch đáng tin cậy. Các quốc gia khác hiện cũng đang thực hiện các chương trình như vậy”.
Trong ca nhiễm virus kinh điển, các kháng thể hình thành trong khoảng 1-2 tuần, nhưng chúng sẽ tồn tại trong cơ thể con người bao lâu thì vẫn luôn là câu hỏi, bởi điều này có thể bị nhiều yếu tố tác động.
Chuyên gia trong lĩnh vực sinh học phân tử và di truyền học, miễn dịch học và công nghệ sinh học, Tiến sĩ Khoa học Sinh học, Giáo sư, Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm Khoa học Nga, ông Sergei Nedospasov hoài nghi rằng khái niệm hộ chiếu miễn dịch sẽ được áp dụng trong tương lai gần:
“Việc thử nghiệm dài hạn các xét nghiệm kháng thể thực sự cần thiết để chứng minh một cách đáng tin cậy rằng người ta có đề kháng trước virus. Và quan trọng nhất, người đó không còn phát tán "virus sống" vẫn có khả năng lây nhiễm sang người khác. Nhưng nếu không có những dữ liệu đủ điều kiện này, hộ chiếu COVID có thể gây hiểu nhầm. Do đó, tôi cho rằng sẽ không ai dựa vào sự hộ chiếu miễn dịch mà các nhà khoa học hoài nghi, để hy sinh sức khỏe và sự an toàn của cộng đồng để đặt cược vào ngành du lịch.
"Nhưng nếu một số quốc gia nào đó vẫn quyết định đi theo con đường áp dụng hộ chiếu miễn dịch, thì trong mọi trường hợp, hiệu lực của chúng vẫn còn nằm trong vòng nghi vấn, ông Dmitry Kuprash khẳng định: “Miễn dịch có xu hướng suy yếu dần. Trong trường hợp này, lựa chọn thực tế duy nhất là làm cho hộ chiếu miễn dịch ngắn hạn, không quá vài tháng. Khi đó, khách du lịch sẽ phải chịu một khoản chi phí du lịch tiêu chuẩn khác, ngoài tiền visa và bảo hiểm. Tôi không thấy bất cứ điều gì phi thực tế trong việc này, nhưng việc tạo ra và tính hiệu quả của loại hộ chiếu miễn dịch như vậy sẽ phụ thuộc chủ yếu vào thuộc tính của virus. Với bệnh cúm, “giấy tờ sức khỏe” như vậy không có ý nghĩa gì, vì mỗi năm lại có kiểu bệnh cúm mới. Tính chất của coronavirus ổn định đến mức nào, cộng đồng khoa học vẫn chưa tìm ra”.
Một vấn đề quan trọng khác đối với việc áp dụng hộ chiếu miễn dịch là vấn đề niềm tin quốc tế, ông Dmitry Kurpash nói. Theo nhà khoa học, phía chủ nhà cần chắc chắn rằng kết quả xét nghiệm kháng thể của tất cả khách du lịch nhập cảnh đã được thực hiện một cách trung thực chứ không phải được mua bán:
“Đây có thể là một vấn đề phức tạp. Có những nước nào đó có thể cố gắng giải quyết vấn đề bằng cách thử nghiệm kháng thể tại các trung tâm thị thực, nhưng đó là các giả định vượt ra ngoài thẩm quyền của các nhà khoa học.”
Trong khi đó, một số chuyên gia cho rằng những người có kháng thể với coronavirus sẽ có một số lợi thế khi đi du lịch so với những người chưa bị nhiễm virus này. Họ bày tỏ lo ngại rằng trong trường hợp như vậy, khi chưa đạt được miễn dịch tập thể ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, sẽ xuất hiện một tình huống khá nghịch cảnh là bị lấy COVID lại dễ dàng hơn để được đi lại tự do.
Đề kháng miễn dịch nào tốt hơn
Một diễn biến sự kiện như vậy chỉ có thể làm sáng tỏ khi phát minh ra vắc-xin coronavirus, nhưng trong bất kỳ trường hợp nào, thực sự là những người đã bị mắc bệnh sẽ ở vị trí tốt hơn, Ông Dmitry Kuprash nói:
“Khi vắc-xin xuất hiện, việc kháng thể trung hòa vi-rút là kết quả của việc sử dụng vắc-xin hoặc do đã bị lây bệnh sẽ không còn quan trọng nữa. Nhưng những người đã bị lây nhiễm theo đường tự nhiên vẫn có sức đề kháng mạnh mẽ để không bị tái nhiễm. Trong khi đó vắc-xin thường mang lại khả năng miễn dịch yếu hơn."
Đến lượt mình, Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo không nên vội áp dụng hộ chiếu miễn dịch như một cách để bảo vệ du khách.
WHO lưu ý rằng các công dân và chính phủ tất cả các quốc gia trên thế giới đều hy vọng vào xét nghiệm kháng thể như một cách để tiếp tục cuộc sống bình thường. Nhưng đáng tiếc là tại thời điểm này, "không có bằng chứng cho thấy những người đã khỏi bệnh sẽ không bị tái nhiễm". Và theo các nhà phân tích của WHO, các xét nghiệm sai lầm có thể gây nguy hiểm cho cuộc sống nhiều ngàn người.