Mỹ cố gắng đẩy Nga và Trung Quốc ra khỏi thị trường vũ khí quốc tế

© Sputnik / Host photo agency / Anton DenisovKhối tên lửa phòng không S-400 “Triumph”
Khối tên lửa phòng không S-400 “Triumph” - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố báo cáo về sự cạnh tranh với Nga và Trung Quốc. Theo các nhà phân tích, mức độ phát triển công nhgiệp quốc phòng của hai quốc gia này thách thức trật tự thế giới, trong đó phương Tây đóng vai trò lãnh đạo. Để duy trì vị thế hàng đầu, Washington dự định kiềm chế Matxcơva và Bắc Kinh bằng mọi cách.

Sau đây là bài của Sputnik về những biện pháp mà Mỹ có thể thực hiện trong lĩnh vực này.

Chặn nguồn nhập khẩu

Washington công khai coi Matxcơva và Bắc Kinh là hai đối thủ chính của họ, sự nguy hiểm của Nga và Trung Quốc tương đương với mối nguy cơ đe dọa "an ninh quốc gia", mà đã từ lâu Mỹ xem toàn thế giới thuộc phạm vi này. Vì thế, Hoa Kỳ tin chắc rằng, họ cần phải chống lại những nỗ lực nhằm thành lập trật tự quốc tế mới không phù hợp với các giá trị và lợi ích của họ (tức là phương Tây). Trước hết, họ muốn hạn chế tối đa khả năng tiếp cận công nghệ cao.

© Sputnik / Grigory Sysoev / Chuyển đến kho ảnhTàu đổ bộ chở trực thăng "Mistral" tại xưởng đóng tàu.
Mỹ cố gắng đẩy Nga và Trung Quốc ra khỏi thị trường vũ khí quốc tế - Sputnik Việt Nam
Tàu đổ bộ chở trực thăng "Mistral" tại xưởng đóng tàu.
“Cần phải gia tăng tối đa những trở ngại cho việc chuyển giao công nghệ và vũ khí tiên tiến cho Nga và Trung Quốc, mà hai nước này có thể sử dụng cho mục đích quân sự và để củng cố sức mạnh, - báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết. - Ngoài ra, cần phải sử dụng các biện pháp ngoại giao để thuyết phục các nước khác hạn chế sự hợp tác với các đối thủ của chúng tôi”.
Tổng thống Nga Vladimir Putin  - Sputnik Việt Nam
Ông Putin tuyên bố: Vị thế của Nga trên thị trường vũ khí toàn cầu đang được tăng cường

Ở đây có thể nhắc nhở về việc, dưới áp lực từ Washington, vào giây phút cuối cùng, Paris đã từ chối chuyển giao cho Nga hai tàu chở trực thăng lớp Mistral mà Matxcơva đặt mua. Sau các sự kiện nổi tiếng năm 2014, Hoa Kỳ đã tăng cường nỗ lực để Matxcơva không nhận được những công nghệ sử dụng kép, đặc biệt là công nghệ quân sự.

Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã ảnh hưởng đến các chuỗi sản xuất trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga, nhưng, kết quả là các kỹ sư Nga đã tập trung nỗ lực và tạo ra các sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu. Nói chung, Nga đã quay về hướng đông để tìm kiếm những đối tác thương mại mới. Đây không chỉ là Trung Quốc, mà còn, ví dụ, Hàn Quốc. Tuy nhiên, rõ ràng là Mỹ không hài lòng với "hành động tự ý" này của đồng minh châu Á.

© Ảnh : Public domain / U.S. Forces Korea / Pfc. You Chul LeeCác quân nhân Mỹ và Hàn Quốc trong cuộc tập trận quân sự chung.
Mỹ cố gắng đẩy Nga và Trung Quốc ra khỏi thị trường vũ khí quốc tế - Sputnik Việt Nam
Các quân nhân Mỹ và Hàn Quốc trong cuộc tập trận quân sự chung.
"Chúng tôi duy trì quan hệ thương mại tốt với Hàn Quốc, - chuyên gia Sergei Sudakov từ Viện Hàn lâm Khoa học Quân sự Nga cho biết trong cuộc phỏng vấn của Sputnik. – Hàn Quốc bán cho Nga những mặt hàng khác nhau, bao gồm các công nghệ sử dụng kép. Điều đó gây ra sự ghen tị của Mỹ. Trên thực tế, chính Washington đang “hút ra” từ Seoul những phát triển quân sự công nghệ cao. Trong ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ những đổi mới của Hàn Quốc chiếm từ 7 đến 10%".

Chuyên gia Sudakov cho rằng Washington sẽ gây áp lực lên Seoul để Hàn Quốc chấm dứt hoặc giảm đáng kể sự hợp tác với Matxcơva.

"Nóng mặt" vì thương vụ mua tên lửa phòng không

Báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhận định rằng sự phát triển quân sự của Nga phụ thuộc vào khối lượng bán vũ khí: Matxcơva bán thiết bị quân sự cho nước ngoài và sử dụng tiền thu được để trang bị vũ khí cho quân đội của mình và phát triển các công nghệ quốc phòng tiên tiến. Xuất khẩu vũ khí là một ngành công nghiệp quan trọng chiến lược đối với Nga. Cú đánh vào ngành này sẽ kiềm chế đáng kể sự phát triển của họ. Tức là, cần phải đẩy Matxcơva khỏi thị trường vũ khí toàn cầu.

© Ảnh : Ministry of Defence of the Russian FederationCung cấp lô hàng gồm các cấu kiện của hệ thống S-400 do Nga sản xuất cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Mỹ cố gắng đẩy Nga và Trung Quốc ra khỏi thị trường vũ khí quốc tế - Sputnik Việt Nam
Cung cấp lô hàng gồm các cấu kiện của hệ thống S-400 do Nga sản xuất cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Hợp đồng của Ankara, một đồng minh NATO, với Matxcơva về cung cấp một lô hệ thống tên lửa S-400 đã làm dấy lên làn sóng chỉ trích từ Washington. Chính quyền Mỹ cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bị loại ra khỏi chương máy bay chiến đấu F-35 thế hệ thứ năm. Tổng thống Erdogan đã không chịu khuất phục, và Nga đã hoàn tất hợp đồng cung cấp S-400. Nhưng Washington chắc chắn “để bụng trả thù” nước đồng minh không còn ngoan ngoãn vâng lời Mỹ.

Năm 2018, Washington đã phá vỡ hợp đồng của Nga về cung cấp S-400 cho Ả Rập Saudi. Gần đây, Hoa Kỳ đã chỉ trích Ấn Độ về quyết định mua 5 trung đoàn tên lửa phòng không hiện đại S-400 trị giá hơn 5 tỷ USD. Alice Wells, phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Trung và Nam Á, tuyên bố rằng, Hoa Kỳ lo ngại nghiêm trọng vì Matxcơva sẽ thu lợi từ việc này. Bà Wells kêu gọi Ấn Độ chọn hệ thống phòng không của Mỹ thay vì Nga. Nếu không New Delhi có thể phải đối mặt với các lệnh trừng phạt.

Washington “dọa” Jakarta về việc mua tiêm kích Nga

Vào tháng 2 năm 2018, Indonesia đã ký hợp đồng với Nga về cung cấp các máy bay chiến đấu Su-35E trị giá 1,1 tỷ USD. Khoảng một tháng trước khi ký kết thỏa thuận, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã đến Jakarta và cảnh báo rằng, Mỹ có thể ngừng cung cấp phụ tùng cho các máy bay Mỹ trong thành phần Không quân Indonesia. Ông hứa rằng, nếu Jakarta từ chối thỏa thuận với Matxcơva thì sẽ nhận được ... những chiếc F-16 đã qua sử dụng. Rõ ràng, khi phải đối mặt với sự lựa chọn như vậy, Indonesia vẫn ký hợp đồng mua Su-35E. Sau đó, Washington đe dọa sẽ dàn dựng một cuộc cách mạng màu sắc mới ở Jakarta.

© Sputnik / Evgeny Odinokov / Chuyển đến kho ảnhMáy bay Su-35S tại diễn đàn kỹ thuật quân sự quốc tế "Army-2019".
Mỹ cố gắng đẩy Nga và Trung Quốc ra khỏi thị trường vũ khí quốc tế - Sputnik Việt Nam
Máy bay Su-35S tại diễn đàn kỹ thuật quân sự quốc tế "Army-2019".

Gói trừng phạt mới nhất của Mỹ nhằm vào các công ty Nga xuất khẩu vũ khí đi vào hiệu lực vào ngày 20 tháng 2 năm nay. Các biện pháp trừng phạt có liên quan đến lĩnh vực hạt nhân, các hệ thống tên lửa và máy bay không người lái.

Ông Franz Klintsevich, thành viên Ủy ban Quốc phòng của Hội đồng Liên bang Nga, cho biết: “Các quyết định của chính quyền Hoa Kỳ nhằm hạn chế khối lượng xuất khẩu các sản phẩm quân sự của Nga là một biểu hiện của sự cạnh tranh không lành mạnh. Nga có đủ khả năng bảo đảm nhu cầu quốc phòng. Và chúng tôi sẽ tìm thấy những đối tác trên trường quốc tế”.
Kiềm chế Trung Quốc bằng mọi cách

Chính sách của Mỹ với Trung Quốc cũng tương tự như vậy. Ví dụ, Washington đã ngăn chặn thương vụ về việc bán Nhà máy chế tạo động cơ máy bay Motor Sich của Ucraina cho công ty Trung Quốc Beijing Skyrizon Aviation.

Vào tháng 5 năm 2017, Phó Thủ tướng Ukraina Stepan Kubiv đã cho biết rằng, Motor Sich cùng với Công ty Beijing Skyrizon Aviation sẽ xây dựng một nhà máy động cơ máy bay ở Trùng Khánh. Công ty Trung Quốc đã quyết định mua và kiểm soát quá nửa cổ phần của Nhà máy Motor Sich, và hứa sẽ đầu tư 250 triệu USD vào việc phát triển sản xuất.

Washington ngay lập tức lên tiếng phản đối mạnh mẽ. Vào mùa hè năm 2019, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã công bố một báo cáo nói rằng, Trung Quốc muốn biến PLA thành bộ máy quân sự hạng nhất để cạnh tranh với Mỹ trên khắp thế giới và có thể xâm chiếm Đài Loan.

Nhà Trắng đã đóng băng chương trình hỗ trợ quân sự trị giá 391 triệu USD cho Ukraina. John Bolton, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Hoa Kỳ, đã đến Kiev và tuyên bố rằng, số phận của Motor Sich là "một vấn đề quan trọng không chỉ đối với Ukraina, mà còn đối với Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản, Úc, Canada và các quốc gia khác".

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo - Sputnik Việt Nam
Ngoại trưởng Pompeo nói về nguy cơ đe dọa của Trung Quốc ở Ukraina

Tất nhiên, Kiev không dám làm trái ý Mỹ. Ukraina đã mở cuộc điều tra giao dịch giữa Motor Sich và Trung Quốc vì nghi ngờ "phản quốc" tại doanh nghiệp. Vào tháng 3 năm 2020, Ủy ban Chống độc quyền của Ukraina (AMCU) đã chính thức tuyên bố hủy bỏ giao dịch này. Tổng thống Ukraina Vladimir Zelensky đã thông qua quyết định này có tính đến "các hành vi vi phạm pháp luật tiềm tàng" của Trung Quốc và "các vấn đề địa chính trị liên quan đến vấn đề này".

Kết quả là mối quan hệ giữa Kiev và Bắc Kinh nguội lạnh. Đối với Ukraina, “tình hữu nghị” với Hoa Kỳ là quan trọng hơn nhiều. Rốt cuộc, hai nước này có một đối thủ chung ...

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала