Vấn đề Hoa Kỳ việc chế tạo vũ khí siêu âm
«Người Mỹ đang ở giai đoạn ban đầu phát triển tên lửa này, để hoàn thành và đưa vào sử dụng, họ sẽ cần khoảng 5 năm nữa. Đó là cách tôi đánh giá độ trễ của họ so với chương trình siêu âm của Nga», - ông Sivkov nói.
Chuyên gia lưu ý trong 5 năm tới, ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ có khả năng tạo ra tên lửa không đối đất siêu âm, Hoa Kỳ sẽ mất nhiều thời gian hơn để phát triển và thử nghiệm các mô hình tên lửa chống hạm.
«Nếu nói về tên lửa chống hạm, cần phải có đầu đạn. Vấn đề hoạt động của nó khi bay ở tốc độ cao khoảng 10 MATCH, nghĩa là 3 km mỗi giây — xuất hiện trong mũi tên lửa có một ống ion hóa, đó là một vùng không khí quá nóng không truyền dẫn bức xạ điện từ (cần thiết để phát hiện mục tiêu). Nga đã giải quyết vấn đề này, Mỹ thì chưa", - ông nói.
Trường hợp xảy ra với tên lửa HAWC không có ý nghĩa mấy.
«Các sự cố như nổ tên lửa trong một vụ phóng thử nghiệm là những điều bình thường. Chúng tôi không biết mục đích của thử nghiệm này, đó có thể là thử nghiệm phóng, khi tách tên lửa khỏi máy bay và kiểm tra hoạt động của các hệ thống sau khi phóng, sau đó nó phải bị phá hủy để không gây thiệt hại trên mặt đất - điều này đã từng xảy ra. Đơn giản chỉ là tình huống khẩn cấp, khi tên lửa được tách ra khỏi máy bay không đúng cách do hoạt động không chính xác của các hệ thống trên máy bay", - Sivkov giải thích.
A scramjet-powered missile developed under the joint DARPA/U.S. Air Force Hypersonic Air-breathing Weapon Concept (HAWC) program was destroyed in a recent test accident, Aviation Week has learned. https://t.co/QJKouvNkST
— Aviation Week (@AviationWeek) June 9, 2020