Vào thứ Sáu, chính quyền thành phố Luân Đôn, vì lo ngại về việc phá hoại, đã dùng bằng ván ép che chắn các tượng đài Churchill, Nelson Mandela, tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi sau sự sụp đổ của chế độ phân biệt chủng tộc (Apácthai) và Đài tưởng niệm Cenotaph vinh danh những người đã chết trong Thế chiến thứ nhất.
"Nước Anh hiện đại là sản phẩm của một loạt các ý tưởng và niềm tin, không phải tất cả đều có vẻ tốt trong thực tế hiện tại. Đúng, Churchill là người ủng hộ nhiều quan điểm khác nhau trong sự nghiệp ấn tượng của mình ... Như thường lệ, ông ấy đã thay đổi theo thời gian. Ông đã thay đổi quan điểm của mình về Ấn Độ và khả năng giành độc lập của đát nước, và bất kể ông nói gì về đạo Hồi vào những năm 1890, ông cũng đã xây dựng Nhà thờ Hồi giáo trong Công viên Regent vào những năm 1940", - thủ tướng viết trên cột báo Telegraph.
Làm biến dạng lịch sử
"Và trước hết - như nhiều người đã lưu ý một cách đúng đắn - đó là sự điên rồ khi buộc tội ông về phân biệt chủng tộc, khi ông một mình chống lại sự chuyên chế phân biệt chủng tộc, mà nếu không có sự kháng cự mà ông đưa ra, nó sẽ áp đảo cả nước và phần còn lại của châu Âu. Ông ấy là một anh hùng, và tôi cho rằng tôi không phải là người duy nhất nói rằng với mỗi hơi thở, sẽ chống lại mọi nỗ lực để loại bỏ bức tượng này khỏi Quảng trường Quốc hội, và những thiết bị bảo vệ sẽ được loại bỏ khỏi tượng đài càng nhanh càng tốt", - ông Johnson nhấn mạnh.
Thủ tướng cũng nói rằng ông rất nghi ngờ tính đúng đắn của chiến dịch biên tập hoặc chỉnh sửa toàn bộ bối cảnh văn hóa, như trong chương trình Photoshop. Cách tiếp cận như vậy, theo ý kiến của ông, sẽ dẫn đến sự biến dạng của lịch sử.