Các biện pháp trừng phạt cản trở xây dựng Dòng chảy phương Bắc-2
Chúng ta đang nói đến tàu đặt đường ống “Viện sĩ Chersky”, trước đây thuộc sở hữu của Gazprom, hiện đã được đăng ký vào quỹ STIF ở Nga. Hồi tháng Hai, tàu "Viện sĩ Chersky" rời cảng Nakhodka của Nga, sau đó đi vòng quanh mũi Nam châu Phi, trong tháng Năm đã đến Kaliningrad. Sau đó, tàu đặt đường ống đến bờ biển nước Đức và tháng này đã cập cảng Sassnitz của Đức.
"Ở đó, thủy thủ đoàn của tàu chuẩn bị hoàn thành một sứ mệnh có ý nghĩa chính trị thế giới là đặt đoạn cuối cùng của đường ống Dòng chảy phương Bắc-2 dọc theo đáy biển Baltic. Khí tự nhiên sẽ chảy từ Nga sang Đức thông qua đường ống này", - Báo Đức viết.
Làn sóng trừng phạt đầu tiên buộc nhà thầu Gazprom phải ngừng đặt ống. Điện Kremlin nói rằng các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ là biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh và trái với luật pháp quốc tế.
Theo ông Yevgeny Schmidt, người đứng đầu đảng “Sự thay thế dành cho nước Đức”, giới thượng lưu chính trị Đức hiểu được rằng cần phải ủng hộ Dòng chảy phương Bắc-2.
“Trước hết, Dòng chảy phương Bắc-2 hoàn toàn đáp ứng lợi ích của Đức vì khí đốt Nga rẻ hơn nhiều so với khí đốt thay thế mà Mỹ đang cố gắng bằng mọi cách đưa vào thị trường châu Âu. Thực ra, đây là lý do để Mỹ áp lệnh trừng phạt, đó là hành động cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên, dưới áp lực lệnh trừng phạt của Mỹ, dĩ nhiên, không ai dám công khai chống Wasington. Còn bây giờ các chính trị gia, kể cả những người từ liên minh cầm quyền, đã nói to lên, nếu Mỹ áp dụng các biện pháp trừng phạt thì phải áp đặt các biện pháp trừng phạt trả đũa cụ thể đối với khí đốt hóa lỏng của Mỹ", - ông Yevgeny Schmidt nói khi trả lời phỏng vấn Kệnh Nga-24 hồi đầu tháng 6.
Kế hoạch mở rộng trừng phạt đối với Dòng chảy phương Bắc-2 đã không làm cho chính phủ Đức thay đổi quan điểm về nhu cầu tiếp tục dự án.
“Việc Mỹ mở rộng các biện pháp trừng phạt hoặc khởi xướng những biện pháp mới sẽ không thay đổi lập trường của chúng tôi về Dòng chảy phương Bắc-2”, - Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas lưu ý.
Theo ông, các biện pháp trừng phạt đang được thảo luận hiện nay mang tính chất ngoại đia và cũng sẽ bị Berlin bác bỏ.