Đồ họa 3D và hoạt hình vẽ tay: đại dịch có làm anime Nhật Bản thay đổi?

© REUTERS / Issei KatoMột khách du lịch chụp ảnh tại khu mua sắm và giải trí của thành phố Akihabara ở Tokyo
Một khách du lịch chụp ảnh tại khu mua sắm và giải trí của thành phố Akihabara ở Tokyo - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Đại dịch COVID-19 làm tê liệt không chỉ khâu quay phim mà còn cả quá trình tạo dựng phim hoạt hình. Tại quê hương Nhật Bản của thể loại anime nổi tiếng, tổng cộng 77 dự án hoạt hình đã bị gác lại.

Và trong khi các hãng phim hứng chịu tổn thất hàng triệu USD, những người dùng mạng Weibo nêu đề nghị từ bỏ hoạt hình truyền thống để thiên về hướng hoạt hình 3D.

Hoa anh đào ở Tokyo - Sputnik Việt Nam
Trường hợp hi hữu: Nhật Bản khác biệt như thế nào so với các nước khác trong cuộc chiến chống COVID-19?

Theo dữ liệu của Thời báo Hoàn cầu (Global Times), đại dịch đã ảnh hưởng đến hơn 80% các hãng phim hoạt hình Nhật Bản. Thiệt hại trong ngành do sự chậm trễ có thể lên tới từ 1,87 triệu USD đến 3,7 triệu USD. Mà đây là một khoản không nhỏ đối với ngành công nghiệp đã mang lại hơn 2 nghìn tỷ USD trong năm 2019.

Các cư dân mạng cho rằng nếu những hãng phim hoạt hình từ bỏ hoạt hình truyền thống để thiên về dùng 3D (khi nhóm lập trình viên đưa các mô hình vào tư thế chuyển động), thì ngay cả hiện tượng lớn như đại dịch cũng khó có thể ảnh hưởng đến mốc phát hành phim, còn quá trình tạo dựng sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều, giá thành rẻ hơn và nhanh chóng hơn.

Trả lời phỏng vấn của Sputnik, nhà phê bình phim nổi tiếng của Trung Quốc Shi Fan nói rằng hoạt hình 2D sẽ không bao giờ biến mất do tính khởi thuỷ của nó.

© East News / Album OnlinePrincess Mononoke, Film Director: MIYAZAKI, HAYAO Year: 1997
Đồ họa 3D và hoạt hình vẽ tay: đại dịch có làm anime Nhật Bản thay đổi? - Sputnik Việt Nam
Princess Mononoke, Film Director: MIYAZAKI, HAYAO Year: 1997
«Đương nhiên ở Mỹ có số lượng lớn các công ty chuyên làm hoạt hình 3D. Tuy vậy vẫn có những công ty như Laika cố gắng liên kết hoạt hình con rối (stop-motion) và đồ họa máy tính CG với nhau. Một số tác phẩm Pixar cho đến nay vẫn dùng hoạt hình 2D truyền thống. Do đó, tôi cho rằng việc số hóa phim hoạt hình hoàn toàn cuối cùng sẽ không diễn ra. Có thể hoạt hình 2D sẽ trở thành sản phẩm chỉ dành cho số người dùng thích hợp, nhưng khó có chuyện nó sẽ biến mất hoàn toàn. Loại phim này vẫn trụ lại thị trường, dù không mang lại nhiều tiền».

Chuyên gia Shi Fan cho rằng cả hai lối hoạt hình đều bổ sung cho nhau theo cách riêng. Mà phong cách anime Nhật Bản, và phim hoạt hình nói chung luôn là một phần không thể thiếu của văn hóa điện ảnh.

«Phim hoạt hình dựng trên máy tính hiển nhiên sắc nét hơn phim truyền thống trong kết xuất màu và truyền tải khối lượng chủ thể. Ngay cả khi chúng ta nhìn vào những tác phẩm kinh điển như «Vua Sư tử», «Công chúa Mononoke», «Nàng Bạch Tuyết», «Nàng tiên cá nhỏ xinh» hay «Robotech», chúng ta sẽ thấy sự khác biệt lớn. Nhưng cũng không nên quên rằng hoạt hình 2D là cơ sở để tạo thành 3D. Ít nhất là việc đào tạo các nhà làm phim hoạt hình ban đầu chính là 2D. Tôi cho rằng trong tương lai, sự kết nối giữa hoạt hình truyền thống và hoạt hình kỹ thuật số sẽ chỉ càng tăng cường và hợp nhất».

Một trong những điển hình xuất sắc của sự kết hợp như vậy là bộ phim hoạt hình «Người Nhện: Thông qua vũ trụ». Sự kết hợp giữa đồ họa 3D và hoạt hình 2D kinh điển đã mang về giải «Oscar» danh giá và 375 triệu USD trên toàn thế giới».

Còn về anime Nhật Bản, sự chậm trễ mốc phát hành không chỉ do tính phức tạp của hoạt hình truyền thống, mà còn do cách tổ chức của các công ty. Không giống như các đối tác Mỹ - Disney, Pixar và DreamWorks, hầu hết các hãng phim Nhật Bản là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhiều cơ sở trong số này cũng thuê nhân viên ở nước ngoài như ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam nhằm giảm bớt chi phí.

Các công ty hoạt hình ở Trung Quốc chiếm khoảng 60% gia công của các xưởng phim anime Nhật Bản. Ví dụ, ở tỉnh Giang Tô, trong số hơn 1.200 công ty Nhật Bản thì phần lớn là các hãng phim hoạt hình.

Như một chuyên gia từ Học viện Mỹ thuật Tây An ghi nhận trong cuộc phỏng vấn của Thời báo Hoàn cầu, chính yếu tố này đã cấp xung lực kích thích sự phát triển của ngành công nghiệp hoạt hình địa phương ở Trung Quốc, giúp họ tự sáng tạo những tác phẩm có tiếng vang hơn trước.

Với câu hỏi - phim hoạt hình Trung Quốc còn thiếu gì để mong có được sự thừa nhận trên thế giới, ông Shi Fan trả lời Sputnik như sau:

Hoa anh đào ở Tokyo - Sputnik Việt Nam
Trường hợp hi hữu: Nhật Bản khác biệt như thế nào so với các nước khác trong cuộc chiến chống COVID-19?
«Tôi nghĩ rằng vấn đề cơ bản của phim hoạt hình Trung Quốc là ở sự lựa chọn chủ đề và hình thức thể hiện, cũng như chưa biết tới sự khác biệt trong cách quảng bá sản phẩm với các hãng phim lớn như Disney. Nếu nhà sản xuất Trung Quốc chỉ đơn thuần là bán phim cho nhà phân phối, thì chúng tôi sẽ không biết phía bên kia quảng bá tác phẩm đó như thế nào. Ví dụ: nếu phát hành bộ phim hoạt hình «Nejja» ở phương Tây, chúng tôi sẽ phải đối mặt với khác biệt văn hóa, vì khán giả phương Tây không biết Nejja là ai. Trong khi đó ví dụ như Pixar thì sản xuất những phim hoạt hình phổ quát mà mọi người đều hiểu được. Hơn thế nữa, mức độ khai thác kịch bản trong hoạt hình Trung Quốc vẫn chưa đạt đến tầm mong muốn».

Theo thống kê của hãng phim hoạt hình Market Watch, thị trường hoạt hình toàn cầu được định giá xấp xỉ 335,7 tỷ USD vào năm 2019 và như đang chờ đợi, dự kiến ​​sẽ tăng trưởng với nhịp độ hơn 4,79% trong giai đoạn những năm 2020-2026, bất chấp diễn biến dịch bệnh.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала