Lệnh giảm sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ tại Đức
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng một bộ phận quân lính Mỹ sẽ được chuyển đi khỏi Đức, kể cả chuyển sang Ba Lan. Ông Trump lưu ý rằng Warsaw sẵn sàng chấp nhận thêm đội quân đó, cũng như trả tiền cho việc triển khai đội quân này. Việc chuyển quân từ Đức sang Ba Lan sẽ là “tín hiệu mạnh mẽ” đối với Nga, ông Trump nhấn mạnh.
Ông Vasiliev cho rằng, theo logic quân sự, sau khi tái bố trí một phần đội ngũ Mỹ ở Ba Lan, việc triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở đó trở nên rất khả thi.
“Theo kịch bản tồi tệ nhất, do Mỹ đã rút khỏi Hiệp ước loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn, tôi cho rằng một giai đoạn mới đang bắt đầu. Đây là việc đưa vũ khí hạt nhân đến gần biên giới Nga” - nhà phân tích chính trị nói.
Ông nhấn mạnh rằng vũ khí hạt nhân không thể xuất hiện ở Ba Lan nếu đội quân Mỹ không đồn trú ở đó.
“Ở đâu có vũ khí hạt nhân của Mỹ thì ở đó có căn cứ và binh sĩ Mỹ. Họ là những người chịu trách nhiệm bảo vệ các cơ sở vũ khí hạt nhân” - nhà nghiên cứu của Viện Mỹ và Canada thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho biết.
Theo ông, bằng cách chuyển quân sang Ba Lan và triển khai vũ khí hạt nhân ở đó, Mỹ đang cố gắng cải tổ NATO và chính sách châu Âu. Về lâu dài, tầm quan trọng chiến lược của Đông Âu tăng mạnh và Warsaw có thể trở thành đồng minh chính của Washington ở lục địa châu Âu. Cuối cùng, những hành động này sẽ gia tăng tâm thế chống Nga và gia tăng xung đột giữa Liên minh Bắc Đại Tây Dương và Nga, nhà phân tích chính trị Vladimir Vasiliev kết luận.