Yên lặng trước cơn bão? Kim Jong-un vẫn để lại một cửa sáng

© Sputnik / Vitaly AnkovChủ tịch Hội đồng Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Kim Jong-un
Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Kim Jong-un - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
CHDCND Triều Tiên tạm thời từ chối hành động quân sự, sau khi đã đe dọa Seoul trong hơn một tuần qua, khiến nhiều người ngạc nhiên. Bắc Triều Tiên, có lẽ, không phải là một trong những quốc gia thực hiện cho đến cùng những gì đã hứa hẹn.

Nhưng bất chấp cuộc rải truyền đơn tiếp theo của những người đào thoát từ Bắc Triều Tiên, mà hành động của họ là lý do cho sự căng thẳng hiện tại, Kim Jong-un đã quyết định hoãn kế hoạch do Bộ Tổng tham mưu đề xuất đưa thêm quân tới biên giới.

Bình Nhưỡng - Sputnik Việt Nam
Các chuyên gia nhận định về tình hình quan hệ liên Triều

Động cơ của lãnh đạo CHDCND Triều Tiên vẫn chưa rõ ràng và các chuyên gia có ý kiến chia rẽ. Có người nói Kim Jong-un cuối cùng đã thấm nhuần những nỗ lực chân thành của Seoul trong việc cấm tán phát truyền đơn, rõ ràng vi phạm thỏa thuận liên Triều. Những người khác cho rằng Bắc Triều Tiên chỉ đơn giản là không thể quyết định một cuộc đối đầu, khi nhìn thấy sự sẵn sàng của miền Nam đáp trả cứng rắn. Còn những người khác tin cuộc khủng hoảng liên Triều là do cuộc đấu tranh phe phái vì lòng trung thành với Kim Jong-un, người được cho là không biết phải làm gì sau thất bại hội nghị thượng đỉnh với Hoa Kỳ tại Hà Nội. Ý kiến thứ tư cho rằng tất cả những điều này có thể chỉ là sản phẩm với mục đích gây hoang mang cho miền Nam, trong đó vai trò «người xấu» được giao cho em gái Kim Jong -un, và bản thân ông Kim là một người bình tĩnh và khôn ngoan.

Tuy nhiên, Kim Dong-yup - giáo sư từ Viện Nghiên cứu Viễn Đông thuộc Đại học Gyeongnam, lưu ý giả thuyết cuối cùng là không thể, vì các hướng dẫn về phá nổ văn phòng truyền thông liên Triều, di chuyển quân đội lên biên giới và tổ chức các cuộc tuần hành lên án Seoul, trong hệ thống chính trị Bắc Triều Tiên chỉ đơn giản là không thể được đưa ra mà không có sự đồng thuận với người lãnh đạo cao nhất. Theo ông, lý do thuyết phục để giải thích việc đình chỉ kế hoạch đột ngột, là họ muốn xem xét phản ứng và hành động tiếp theo của Hàn Quốc sẽ như thế nào, đảm bảo quyết tâm loại bỏ tất cả các vấn đề có thể trong thời gian ngắn nhất. Tuy nhiên, không thể loại trừ việc điều chỉnh đường lối chính sách đối ngoại của Bình Nhưỡng cũng là do những cân nhắc nội bộ gây ra.

© REUTERS / Kim Hong-JiTruyền đơn lên án Kim Jong-un. Thành phố Paju, tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc
Yên lặng trước cơn bão? Kim Jong-un vẫn để lại một cửa sáng - Sputnik Việt Nam
Truyền đơn lên án Kim Jong-un. Thành phố Paju, tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc
«Trong những điều kiện khi Bình Nhưỡng theo đuổi ý tưởng về «một cuộc đột phá trực diện» trước đó nhấn mạnh vào kinh tế, họ phải gửi cả quân đội đến các công trường xây dựng, thì sự leo thang và phát triển tình hình căng thẳng quốc tế lên quá mức, thành một cuộc khủng hoảng có thể được coi là yếu tố tiêu cực. Để đảm bảo sự tham gia của người dân Bắc Triều Tiên vào chiến dịch đột phá trực diện này trong lĩnh vực kinh tế, thì sự “đột phá» ra bên ngoài, cần phải được điều chỉnh cả về cấp độ và tốc độ», - theo giáo sư Kim.

Bình Nhưỡng cũng có thể tạm dừng để tìm lý do nghiêm túc hơn cho việc chuyển sang chiến sự. Sau việc làm nổ tung văn phòng truyền thông liên Triều và các chiến dịch chống Hàn Quốc quy mô lớn, tuyên bố đơn thuần hoãn lại kế hoạch sẽ không đủ để giải thích với công chúng tại sao họ lại được huy động.       

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. - Sputnik Việt Nam
Kim Jong-un dừng các kế hoạch quân sự nhằm vào Hàn Quốc

Do đó, nếu chính phủ Hàn Quốc không bám lấy cơ hội này và không nhanh chóng thực hiện mọi thứ đã hứa hẹn, đây là một tín hiệu cho CHDCND Triều Tiên rằng bài học chưa được học, và việc thể hiện sức mạnh là cần thiết.

Ngoài ra, chúng ta không nên quên rằng ngoài việc trì hoãn các hành động quân sự, cuộc họp sơ bộ của Quân ủy Trung ương còn có «dự thảo chính sách quân sự, báo cáo và quyết định sẽ được đệ trình lên phiên họp thứ 5 của Ủy ban quân sự Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên  khóa 7, cũng như các tài liệu khác nhau phản ánh các biện pháp của chính phủ để tăng cường hơn nữa lực lượng quân sự của đất nước». Báo cáo đề cập riêng đến sự tham gia của phó Chủ tịch Ủy ban Ri Pyong Chol, người chịu trách nhiệm về công nghiệp quốc phòng trong đảng.

«Mặc dù kế hoạch hoạt động chống lại miền Nam của Bộ Tổng tham mưu bị hoãn lại, các mục chương trình nghị sự còn lại rất có thể sẽ được thông qua. Và trong số đó, có lẽ đã có những câu hỏi về việc phát triển vũ khí hiện đại hóa tiềm năng quân sự, cũng như trình diễn vũ khí chiến lược mới, đã được thảo luận tại hội nghị đảng vào tháng 12 năm ngoái. Tùy thuộc vào thời điểm diễn ra phiên họp thứ năm Ủy Ban quân sự trung ương, Bắc Triều Tiên có thể cân nhắc những kịch bản khác nhau của chiến sự. Do đó, việc đình chỉ hoạt động hiện tại đối với Hàn Quốc có thể, ngược lại, liên quan đến việc chuẩn bị cho việc ra mắt tên lửa đạn đạo hoặc trình diễn vũ khí chiến lược mới, tức là hoạt động quân sự chống lại Hoa Kỳ. Và đó là trường hợp xấu nhất», - Kim Dong-yup nói.
© Sputnik / Yilya PitalevTàu ngầm tên lửa đạn đạo (SLBM) "Pukkykson-1" của quân đội nhân dân Triều Tiên
Yên lặng trước cơn bão? Kim Jong-un vẫn để lại một cửa sáng - Sputnik Việt Nam
Tàu ngầm tên lửa đạn đạo (SLBM) "Pukkykson-1" của quân đội nhân dân Triều Tiên

 

Tuy nhiên, ông không phủ nhận mặt tích cực, sự thay đổi quan điểm của Bình Nhưỡng là do các liên hệ bí mật do Hàn Quốc chủ động, để ngăn chặn tình hình xấu đi. Tuy nhiên miền Bắc cho đến hôm qua, tuyên bố họ không có gì để nói với Seoul, và thậm chí vi phạm đạo đức ngoại giao khi đề cập đến đề nghị bí mật đàm phán của chính quyền tổng thống Moon, mà họ đã kiên quyết từ chối. Tất cả điều này khiến người ta nghi ngờ về khả năng nối lại đối thoại trong điều kiện hiện tại.

Quốc kỳ Hàn Quốc - Sputnik Việt Nam
Hàn Quốc đe dọa phản ứng quân sự nếu CHDCND Triều Tiên sử dụng UAV
«Tôi cho rằng Bắc Triều Tiên sẽ hoàn toàn cắt đứt quan hệ với miền Nam, tìm cách duy trì, phát triển hơn nữa hệ thống của mình, qua việc tăng dần trao đổi nhân đạo, hợp tác kinh tế với Trung Quốc và Nga. Do đó, trong tương lai gần, sự xấu đi của mối quan hệ liên Triều là không thể tránh khỏi, bất kể chính phủ Hàn Quốc phản ứng thế nào», - ông Cheong Seong-Chang, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Bắc Triều Tiên tại Viện Sejong nói.

Theo ông, việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, vốn là ưu tiên chính của Seoul đối với Bắc Triều Tiên, ban đầu là một nhiệm vụ gần như không thể. Và do thất bại của các cuộc đàm phán Hoa Kỳ - Bắc Triều Tiên năm 2019, mục tiêu này ngày càng trở nên không thực tế.  Do đó, nếu nói chuyện một cách cứng rắn, chính phủ Hàn Quốc giờ đây phải suy nghĩ về việc thay đổi các ưu tiên và chuẩn bị kế hoạch tăng cường lực lượng răn đe hạt nhân. Nhưng ngay cả khi tiếp tục tuân thủ các mục tiêu cũ, trước tiên cần phải đồng ý với Hoa Kỳ về chính khái niệm và phương thức phi hạt nhân hóa, sau đó tổ chức các cuộc đàm phán bốn bên giữa Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nam và Bắc Triều Tiên ở cấp cao nhất về thỏa thuận phi hạt nhân hóa, tổ chức một cấu trúc hòa bình, nới lỏng các lệnh trừng phạt chống lại Bắc Triều Tiên.

«Nếu tình hình vẫn tiếp diễn như bây giờ, khi không có cơ quan hay hành đông cụ thể nào trong chính phủ Hàn Quốc nỗ lực thúc đẩy phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên, thì tiềm năng hạt nhân và tên lửa của Bắc Triều Tiên sẽ chỉ tăng thêm và hoàn toàn không thể phi hạt nhân hóa bán đảo” , - theo ông Cheong.
 Bắc Triều Tiên - Sputnik Việt Nam
Triều Tiên chuẩn bị 12 triệu truyền đơn để phát tán sang Hàn Quốc

 Để đưa Bình Nhưỡng trở lại bàn đàm phán, Seoul cần đề xuất với CHDCND Triều Tiên không chỉ những dự án nhỏ mang tính biểu tượng như cho phép các chuyến du lịch cá nhân, mà cần đưa ra một bức tranh tổng hợp các kế hoạch khả thi hợp tác liên Triều, được cộng đồng quốc tế chấp thuận và có thể khiến Bắc Triều Tiên quan tâm. Chỉ đề xuất như vậy mới giúp khôi phục sự tin tưởng, tăng cường hiểu biết lẫn nhau và xây dựng mối quan hệ liên Triều cùng có lợi.

«Trước đây, Kim Chen-un theo đuổi một chính sách cứng rắn đối với miền Nam, và khi nghĩ rằng điều đó không có lợi cho Bắc Triều Tiên, ông đột nhiên chuyển sang xoa dịu, rồi lại quay lại đường lối cứng rắn. Do đó, bây giờ có khả năng sau khi phá hủy Khu công nghiệp Keson cùng toàn bộ cơ sở hạ tầng của Hàn Quốc tại khu du lịch Kimgansan, Bắc Triều Tiên sẽ quay trở lại chính sách hòa giải. Và Hàn Quốc cần phải nghĩ ngay từ  bây giờ làm thế nào để khôi phục niềm tin, giảm căng thẳng quân sự và thiết lập quan hệ liên Triều», - chuyên gia nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала