Kết quả bỏ phiếu ở Nga
77,92% cử tri đã bỏ phiếu ủng hộ sửa đổi, 21,27 % bỏ phiếu chống.
Cư dân của hầu hết các khu vực của Nga đã ủng hộ sửa đổi Hiến pháp. Ngoại lệ duy nhất là Khu tự trị Nenets, nơi 54,57 % công dân đã bỏ phiếu chống. Công dân Nga ở New York, Berlin và Vienna đánh giá tiêu cực về sửa đổi Hiến pháp. Tổng số cử tri có mặt bỏ phiếu về Hiến pháp sau khi đóng cửa các khu vực bỏ phiếu đạt 65%.
Cuộc bỏ phiếu toàn Nga về sửa đổi Luật Hiến pháp đã bắt đầu trên khắp nước Nga vào ngày 25 tháng Sáu. Quyết định kéo dài thủ tục trong một tuần được đưa ra để tránh đám đông trong bối cảnh đại dịch coronavirus. Năm nay, bỏ phiếu diễn ra bao gồm cả ở dạng điện tử. Cách bỏ phiếu này được tổ chức ở Moskva và Nizhny Novgorod. Giai đoạn bỏ phiếu chính là ngày 1 tháng 7, ngày này được tuyên bố là ngày nghỉ.
Các sửa đổi trong Luật cơ bản đưa ra những yêu cầu mới cho Tổng thống, thành viên chính phủ và quan chức nhà nước ở nhiều cấp độ, củng cố bảo đảm xã hội nhà nước trước công dân, thay đổi một số điều khoản về quyền hạn của quốc hội, cấm chuyển nhượng lãnh thổ liên bang, thiết lập quy chế ngôn ngữ Nga. Ngoài ra, sửa đổi cũng cho phép Tổng thống đương nhiệm ra tranh cử lại vào năm 2024.
Khi nào sửa đổi Hiến pháp Nga sẽ có hiệu lực?
"Sau khi tổng hợp kết quả chính thức của CEC, các sửa đổi có hiệu lực và có thể được công bố ngay lập tức", - Andrei Klishas, Chủ tịch Ủy ban Hội đồng Liên bang về pháp chế Hiến pháp cho biết.
Ông nói rõ rằng để đưa sửa đổi vào trong văn bản hiến pháp, cần ban hành nghị định của tổng thống.
"Tổng thống sẽ ban hành một nghị định bao gồm sửa đổi văn bản hiến pháp", - thượng nghị sĩ nói.