Việc đưa vệ tinh lên quỹ đạo đã mấy lần bị hoãn kể từ tháng 3 do sự chậm trễ trong quá trình sản xuất.
Vệ tinh dự kiến được chuyển đến sân bay vũ trụ trong tháng 7 và phóng lên quỹ đạo vào ngày 6 tháng 8.
Theo kế hoạch, vệ tinh Glonass-K sẽ được phóng bằng tên lửa đẩy Soyuz-2.1b với tầng đẩy Fregat.
Vệ tinh Glonass-K đầu tiên được phóng lên vũ trụ vào tháng 2/2011 và hiện đang vẫn đang bay thử nghiệm. Vệ tinh Glonass-K thứ hai được phóng lên quỹ đạo vào tháng 12/2014 và kể từ tháng 2/2016 đã hoạt động theo chức năng đề ra. Vào tháng 2 năm nay, ông Roman Fatkulin, đại diện công ty "Hệ thống vệ tinh thông tin mang tên Reshetnev" nói rằng trong giai đoạn 2020-2022 sẽ đưa chín vệ tinh Glonass-K lên quỹ đạo.
Các vệ tinh thế hệ mới, Glonass-K và Glonass-K2, khác với các vệ tinh thế hệ trước là Glonass-M ở chỗ chúng có thể phát ra nhiều tín hiệu dẫn đường hơn (Glonass-M phát ra 5 tín hiệu, Glonass-K và Glonass-K2 phát ra 7 và 9 tín hiệu), tuổi thọ hoạt động dài hơn (bảy năm đối với Glonass-M, 10 năm với Glonass-K và Glonass-K2).
Giờ đây, nhóm vệ tinh hoạt động trên quỹ đạo của hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu GLONASS của Nga bao gồm 27 thiết bị (25 vệ tinh Glonass-M và 2 vệ tinh Glonass-K), trong đó 23 chiếc đang hoạt động theo chức năng, một chiếc đang bay thử nghiệm, một chiếc đang bảo trì và hai vệ tinh dự bị. Để hệ thống này có thể phủ sóng tín hiệu dẫn đường cho toàn bộ Trái đất cần có 24 vệ tinh hoạt động.