Báo động: Gần 1/3 dân số Việt Nam thất nghiệp, giảm thu nhập vì Covid-19

© Ảnh : Vũ Sinh - TTXVNQuang cảnh buổi họp báo.
Quang cảnh buổi họp báo.  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Theo số liệu khá ‘sốc’ mà Tổng Cục Thống kê vừa công bố, tính đến tháng 6/2020, Việt Nam có 30,8 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực vì Covid-19. Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam hiện cao nhất trong 10 năm qua.

Theo Tổ chức Lao động Quốc tế, Covid-19 khiến một nửa lao động toàn cầu có nguy cơ mất việc làm.

Theo bà Vũ Thị Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Thống kê dân số và lao động, Tổng Cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp kỷ lục, cao nhất trong 10 năm qua, nhất là ở nhóm lao động có trình độ chuyên môn thấp. Dịch bệnh do coronavirus sẽ tiếp tục tác động đến lao động, việc làm trong thời gian tới.

Gần 31 triệu lao động Việt Nam bị ảnh hưởng tiêu cực vì Covid-19

Đây là những thông tin gây bất ngờ nhưng phản ánh đúng thực tế tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, giảm thu nhập không chỉ ở Việt Nam và còn nhiều quốc gia khác cũng phải chịu ảnh hưởng tiêu cực tương tự vì dịch bệnh do coronavirus.

35 học viên của trường thực tập tại Công ty TNHH May Nam Thái Nguyên, sau khi tốt nghiệp được Công ty tiếp nhận vào làm việc. - Sputnik Việt Nam
Kinh tế Việt Nam có triển vọng sáng nhất châu Á?

Sáng ngày 10/7/2020, tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê (TCTK - GSO) tổ chức họp báo công bố tình hình lao động việc làm quý II và 6 tháng đầu năm 2020.

Chủ trì buổi họp báo có ông Phạm Quang Vinh - Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Thống kê. Tham dự còn có bà Valentina Barcucci, Phó Trưởng đại diện Tổ chức Lao động quốc tế ILO tại Việt Nam, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đại diện Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội,đại diện các đơn vị thuộc cơ quan Tổng Cục Thống kê cùng với đại diện nhiều cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

© Ảnh : Vũ Sinh - TTXVNĐại diện Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam phát biểu.
Báo động: Gần 1/3 dân số Việt Nam thất nghiệp, giảm thu nhập vì Covid-19 - Sputnik Việt Nam
Đại diện Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam phát biểu.

Đặc biệt, buổi Họp báo được kết nối với 63 điểm cầu trực tuyến tại Cục Thống kê của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Trong buổi họp báo này, Tổng Cục Thống kê đã công bố số liệu lao động việc làm quý II và 6 tháng đầu năm 2020 và báo cáo tác động của dịch Covid-19 đến tình hình lao động việc làm tại Việt Nam.

“Dịch Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam từ tháng 1 năm 2020 đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình lao động việc làm trong các ngành và tại tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó, ảnh hưởng rõ rệt nhất vào quý II năm 2020”, theo báo cáo của Tổng Cục Thống kê.

Nhà máy ô tô Vinfast đem lại ngồn ngân sách lớn cho thành phố Hải Phòng.  - Sputnik Việt Nam
Mặc Covid-19, căng thẳng Biển Đông, thương chiến, Việt Nam vẫn là quốc gia sáng giá
Theo Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thống kê Phạm Quang Vinh, dịch bệnh do coronavius đang ảnh hưởng nặng nề đến lao động và việc làm toàn cầu. Dự báo khoảng một nửa lao động trên thế giới thất nghiệp, mất sinh kế theo đánh giá của Tổ chức Lao động Quốc tế.

Cơ quan này cho biết, tính đến tháng 6/2020, cả nước có 30.8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19. Lực lượng lao động và lao động có việc làm đều giảm trên 2 triệu người, là mức giảm lớn nhất trong vòng 10 năm qua (4,46%).

Covid-19 khiến đa số mất việc làm?

“Bị ảnh hưởng tiêu cực” ở đây theo Tổng Cục Thống kê chính là những người lao động từ 15 tuổi trở lên bị mất việc, phải nghỉ, giãn việc, nghỉ luân phiên hoặc có việc làm nhưng giảm giờ làm và giảm thu nhập. Đáng chú ý, số người bị giảm thu nhập chiếm tới 57,3% (tương đương 17,6 triệu người).

Đồng thời, trong tổng số 30,8 triệu người bị ảnh hưởng tiêu cực vì dịch bệnh do coronavirus, có 28,7 triệu người có việc làm, 897,5 nghìn người thất nghiệp và 1,2 triệu người nằm ngoài lực lượng lao động (không tham gia hoạt động kinh tế).

“Covid-19 khiến đa số mất việc trong tháng 4”, Tổng Cục Thống kê cho biết.

Theo Tổng Cục Thống kê, khu vực Dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 với 72,0% lao động bị ảnh hưởng, tiếp đến là khu vực Công nghiệp và xây dựng với 67,8% lao động bị ảnh hưởng, tỷ lệ lao động bị ảnh hưởng trong khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản là 25,1%.

Bộ trưởng Bộ Kê hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam chưa thể mở cửa, chống suy thoái kinh tế như chống giặc

Ngoài ra, dịch Covid-19 khiến tình trạng lao động không sử dụng hết tiềm năng trong nền kinh tế nghiêm trọng hơn. Tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng quý II/2020 tăng cao gấp khoảng 1,5 lần so với quý trước và cùng kỳ năm trước. Đa phần lao động không sử dụng hết tiềm năng là những người trẻ, dưới 34 tuổi.

Đối với cả nhóm lực lượng lao động trong độ tuổi và ngoài độ tuổi, lực lượng lao động nữ luôn là nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề hơn so với lực lượng lao động nam trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động sâu rộng tới thị trường lao động tại Việt Nam.

Cụ thể, lao động nữ giảm 1,2 triệu người so với quý trước và giảm 1,5 triệu người so với cùng kỳ năm trước.

Đặc biệt, theo Tổng Cục Thống kê, số người từ 15 tuổi trở lên thiếu việc làm trong quý II năm 2020 là gần 1,5 triệu người, tăng 363,9 nghìn người so với quý trước và tăng 726,6 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.

So với quý trước, lao động là nam giới thiếu việc làm tăng cao hơn so với nữ giới thiếu việc làm, tăng 250 nghìn nam giới thiếu việc làm và tăng 113,9 nghìn nữ giới thiếu việc làm, so với cùng kỳ năm trước, mức tăng tương ứng là 412,4 nghìn nam giới và 314,2 nghìn nữ giới.

Dây chuyền lắp ráp ô tô du lịch tại nhà máy của Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải (Thaco) trong Khu kinh tế mở Chu Lai, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.  - Sputnik Việt Nam
Con hổ mới của châu Á: Việt Nam được kỳ vọng là nền kinh tế lớn thứ 20 thế giới năm 2050?

Đồng thời, so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động giảm ở tất cả các nhóm tuổi, trong đó, nhóm dân số từ 55 tuổi trở lên tại khu vực thành thị có tỷ lệ tham gia lực lượng lao động giảm sâu nhất (giảm 10,3 điểm phần trăm) trong khi mức giảm của các nhóm tuổi khác ở khu vực thành thị là dưới 3,0 điểm phần trăm và mức giảm của nhóm tuổi này ở khu vực nông thôn chỉ là 3,8 điểm phần trăm.

Điều này cho thấy dịch Covid-19 đã tác động làm giảm cung ứng thị trường lao động ở tất cả các nhóm tuổi, đặc biệt là nhóm từ 55 tuổi trở lên tại khu vực thành thị.

Lao động chuyên môn thấp dễ mất việc làm

So sánh giữa các nhóm nghề, Tổng Cục Thống kê cho thấy, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi thuộc nhóm nghề “bậc thấp” là cao nhất với 4,73%, cao gấp 1,7 lần so với cùng kỳ năm trước, tiếp theo là nhóm nghề “bậc trung” với tỷ lệ 2,59%, cao gấp 2,8 lần so với cùng kỳ năm trước.

35 học viên của trường thực tập tại Công ty TNHH May Nam Thái Nguyên, sau khi tốt nghiệp được Công ty tiếp nhận vào làm việc. - Sputnik Việt Nam
GDP Việt Nam tăng thấp lịch sử, kinh tế thế giới tê liệt vì Covid-19

So sánh theo trình độ chuyên môn kỹ thuật, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi không có trình độ chuyên môn kỹ thuật là cao nhất với 3,43%, cao gấp 2,1 lần so với cùng kỳ năm trước; nhóm trình độ sơ cấp có tỷ lệ thiếu việc làm là 2,74%, cao gấp 3,6 lần so với cùng kỳ năm trước.

Tại buổi họp báo, vụ trưởng Vụ Thống kê dân số và lao động nhấn mạnh, tỷ lệ thất nghiệp của nhóm lao động có trình độ chuyên môn thấp hoặc không có trình độ chuyên môn kỹ thuật tăng mạnh.

“Điều này cho thấy trước những cú sốc kinh tế, lao động có trình độ chuyên môn thấp hoặc không có chuyên môn chịu ảnh hưởng nặng nề hơn” - bà Vũ Thị Thu Thủy cho hay.
Thu nhập bình quân của lao động Việt Nam giảm mạnh
“Thu nhập bình quân tháng của lao động trong quý II năm 2020 giảm, là năm đầu tiên ghi nhận mức giảm thu nhập trong vòng 5 năm qua (giảm 5,1%). Trong khi đó, thu nhập bình quân tháng của lao động quý II năm 2019 so với cùng kỳ năm 2018 tăng tới 16,6%”, báo cáo của Tổng Cục Thống kê nêu rõ.

Cụ thể, thu nhập bình quân tháng của lao động quý II năm 2020 là 5,2 triệu đồng, giảm 525 nghìn đồng so với quý trước và giảm 279 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước.

Nhiều nghị quyết giúp các địa phương ở Nghệ An phát triển kinh tế. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đem lại bài học giá trị cho một thế giới đang chật vật hậu Covid-19

GSO cũng thông tin, thu nhập bình quân tháng của lao động nam cao hơn 1,4 lần so với thu nhập của lao động nữ (tương ứng là 6,1 triệu đồng và 4,3 triệu đồng), thu nhập bình quân của lao động ở khu vực thành thị cao hơn lao động ở khu vực nông thôn 1,5 lần (tương ứng là 6,7 triệu đồng và 4,5 triệu đồng).

Về cơ cấu, so với cùng kỳ năm trước, thu nhập bình quân tháng của lao động quý II năm 2020 khu vực Dịch vụ giảm 7,3%, giảm mạnh nhất trong ba khu vực kinh tế; khu vực Công nghiệp và xây dựng giảm 5,1%, khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 2,8%. 

Tín hiệu báo động cho tình hình lao động việc làm của Việt Nam

Tổng Cục Thống kê nhận định, tác động của dịch Covid-19 đã làm cho lao động gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tham gia thị trường lao động và đóng góp sức lao động của mình trong chuỗi sản xuất hàng hóa và dịch vụ cho xã hội.

“Hậu quả là, đối với bản thân người lao động, thu nhập của họ đã giảm đáng kể so với trước khi xảy ra đại dịch. Cùng thời điểm năm trước, trong khi tốc độ tăng thu nhập của người lao động quý II năm 2019 so với cùng kỳ năm 2018 đạt 16,6%, thu nhập quý II năm 2020 so với cùng kỳ năm 2019 giảm hơn 5%. Thu nhập của nhóm lao động làm chủ cơ sở giảm nhiều nhất so với các nhóm lao động có vị thế khác”, GSO chỉ rõ.

Tại cuộc họp báo, bà Valentina Barcucci, chuyên gia Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho rằng báo cáo của Tổng cục Thống kê đã phát đi tín hiệu báo động cho tình hình lao động việc làm của Việt Nam trong quý vừa qua.

Сảng Hải Phòng - Sputnik Việt Nam
Việt Nam sẽ phải trả giá đắt nếu mở lại nền kinh tế lúc này?

Theo vị chuyên gia, khi dịch bệnh gia tăng, Việt Nam áp dụng giãn cách xã hội. Một số quốc gia khi dịch bệnh gia tăng, họ cũng áp dụng cách ly xã hội, ảnh hưởng xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ kinh doanh.

“Hai yếu tố kết hợp làm ảnh hưởng việc làm nói riêng và hoạt động kinh tế nói chung của Việt Nam”, bà Valentina Barcucci chỉ rõ.

Đại diện ILO cũng phân tích, vì các lý do trên, một số ngành kinh tế bị ảnh hưởng trầm trọng, chưa bao giờ bị như vậy. Người lao động mất việc làm nhưng họ không tìm việc làm mới có thể do không có nhiều việc làm ở ngoài thị trường.

Chuyên gia Valentina Barcucci đánh giá, những nội dung được nêu ra trong báo cáo này cung cấp cho nhà hoạch định chính sách nhiều thông tin quý giá. Theo đó, mỗi người trong chúng ta đều biết Chính phủ Việt Nam đã phản ứng nhanh chóng với đại dịch vừa qua, đưa ra chính sách ứng phó kịp thời vào đầu tháng 4.

Tuy nhiên, theo thời gian, cùng với diễn biến dịch bệnh ngày càng phức tạp, các chính sách ấy cần phải kiểm chứng xem phù hợp không, có cần điều chỉnh không.

“Tôi mong Tổng cục Thống kê cùng bộ ban ngành khác phối hợp với chủ lao động, người lao động xem các chính sách can thiệp đó hiệu quả hay chưa, để thiết kế chính sách phù hợp hơn dựa trên số liệu điều tra”, bà Valentina Barcucci lưu ý.
Giải pháp nào giảm tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam hiện tại?

Trước tình hình khó khăn của người lao động trong việc tiếp cận công việc để tạo thu nhập cho bản thân và gia đình, Chính phủ đã ban hành các chính sách nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn đối với doanh nghiệp và người lao động, trong đó có Nghị quyết số 42/ND-CP ngày 9/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

Сảng Hải Phòng - Sputnik Việt Nam
Việt Nam cần thoát bẫy sân sau của Trung Quốc và Hàn Quốc

Tính đến ngày 25/6/2020, các địa phương đã thực hiện chi trả cho khoảng 11,2 triệu đối tượng thụ hưởng với tổng kinh phí 11.320 tỷ đồng thuộc gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ đồng theo Nghị quyết số 42/NQ-CP.

Đến nay, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 cũng như thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch vừa khôi phục, phát triển kinh tế.

“Mặc dù tốc độ tăng GDP trong quý II năm 2020 thấp kỷ lục trong nhiều năm qua nhưng là mức tăng trưởng dương mà nhiều nước trên thế giới không đạt được”, Tổng Cục Thống kê nêu rõ.

Theo Tổng Cục Thống kê, Việt Nam cần nghiên cứu để xây dựng các gói hỗ trợ đặc thù cho nhóm lao động yếu thế, bao gồm lao động nữ và lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật chịu tổn thương bởi diễn biến khó lường của dịch Covid-19 nhằm giúp họ sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống,

Bên cạnh đó, cần đẩy nhanh việc thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh để phục hồi hoạt động kinh tế của tất cả các ngành, đặc biệt là ngành chịu ảnh hưởng lớn của dịch Covid–19 như công nghiệp chế biến, bán buôn và bán lẻ, dịch vụ lưu trú và ăn uống, vận tải nhằm tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Сảng Hải Phòng - Sputnik Việt Nam
Việt Nam cần thoát bẫy sân sau của Trung Quốc và Hàn Quốc

Về mặt đào tạo, nâng cao trình độ lao động nhằm tăng khả năng tìm kiếm việc làm, nhà nước cần có chính sách khuyến khích người lao động học tập nâng cao trình độ, đồng thời tập trung hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, song hành với đó là đào tạo lại người lao động, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ phát huy tiềm năng và thế mạnh.

Về phía doanh nghiệp và người lao động cần nắm bắt nhu cầu lao động của nền kinh tế trong bối cảnh chuyển đổi phương thức sản xuất đáp ứng yêu cầu mới sau khi xảy ra dịch Covid-19 để đào tạo, nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu lao động trong xã hội.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала