Theo tờ báo Anh, ý định gây áp lực lên doanh nghiệp Mỹ, mà Bắc Kinh tuyên bố vào thứ ba tuần trước, là một phản ứng đối với hành động của Washington, trước đó phê duyệt một thỏa thuận cung cấp cho Đài Loan thiết bị hiện đại hóa các hệ thống tên lửa phòng không Patriot do Lockheed Martin sản xuất.
An MIM-104 Patriot missile is fired from a truck-mounted launcher operated by the ROC (#Taiwan) #AirForce July 15 in the southern county of #Pingtung during the third day of the #HanKuang36 exercise. (Courtesy of @mna_roc) pic.twitter.com/Q4ZUFaTaOv
— Taiwan Today (@Taiwan_Today) July 16, 2020
Ban đầu, các biện pháp mới của Trung Quốc được đón nhận rất nhẹ nhàng tại Hoa Kỳ, vì tổ hợp công nghiệp quân sự Mỹ thực tế đã không có cơ hội bán hàng cho Trung Quốc - tuy nhiên, vào ngày thứ Tư, người ta biết rằng, theo lệnh trừng phạt, Bắc Kinh có thể ngừng cung cấp đất hiếm cho Lockheed Martin, vốn rất quan trọng để sản xuất vũ khí công nghệ cao, và Trung Quốc lại có "độc quyền gần như hoàn toàn" về loại hàng này, theo bài báo.
Trung Quốc sản xuất 70% tổng khối lượng đất hiếm của thế giới
Theo báo Anh, Trung Quốc riêng chỉ trên lãnh thổ của mình đã khai thác khoảng 70% tổng khối lượng và xử lý khoảng 95% quặng đất hiếm, nhờ đó họ có thể kiểm soát nguồn cung ra thế giới. Ngoài ra, Bắc Kinh còn sở hữu một mạng lưới các mỏ đất hiếm ở châu Phi mà họ đã mua "trong chiến lược dài hạn nhằm độc chiếm các nguyên liệu thô này trong tương lai", tác giả cảnh báo. Một tỷ lệ đáng kể động cơ, nam châm, hay các thành phần khác chứa đất hiếm được sản xuất tại các nhà máy Trung Quốc và sau đó được xuất khẩu cho người mua ở phương Tây, bao gồm cả Lockheed Martin, bài báo giải thích.
Động thái mới của Bắc Kinh đã tái khẳng định tính dễ bị tổn thương của phương Tây, vốn đã xuất hiện vào năm ngoái, khi Trung Quốc lần đầu tiên đe dọa cấm bán đất hiếm khi cuộc chiến thương mại bùng nổ, chuyên mục trên tờ Times viết. Sau đó, chính quyền Trung Quốc cuối cùng đã tăng gấp đôi thuế xuất khẩu đối với mặt hàng này, thậm chí đã thúc đẩy Lầu Năm Góc xây dựng một nhà máy chế biến bên cạnh mỏ đất hiếm duy nhất ở Hoa Kỳ tại làng Mountain Pass, California; tuy nhiên nhà máy vẫn chưa bắt đầu hoạt động - chi phí lao động cao hơn đáng kể so với đối thủ cạnh tranh từ Trung Quốc, cũng như tiêu chuẩn môi trường khắt khe hơn, đã cản trở việc này, nhà báo viết.
The only rare earths mine in America is in Mountain Pass, California, where MP Materials is trying to break a hold that China has on the precious commodity https://t.co/9Rq2omeJkP
— CNN Business (@CNNBusiness) July 3, 2019
Theo The Times, công ty tư vấn Mỹ Horizon Advisory cảnh báo vào tháng trước rằng Trung Quốc đang xem xét vị thế thống trị của mình trên thị trường đất hiếm không phải từ tài chính mà từ quan điểm chiến lược.
"Những lợi ích kinh tế, người Trung Quốc không quan tâm", ông Nathan Gularsik, đồng sáng lập Horizon Advisory, nói trong cuộc phỏng vấn với truyền thông Mỹ. "Họ thấy kiểm soát khu vực này là một cách để chiến thắng mà không cần phải chiến đấu."
Nguyên tố đất hiếm
Các nguyên tố đất hiếm là một nhóm gồm 17 kim loại, được gọi là "vitamin cho cuộc sống hiện đại" vì tầm quan trọng to lớn trong việc sản xuất tất cả các sản phẩm công nghệ cao "từ điện thoại thông minh đến tên lửa", bài báo nhấn mạnh. Những người theo chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc trong quá khứ đã nhiều lần đề nghị chính quyền sử dụng chúng để ngăn chặn Mỹ. Đồng thời, Bắc Kinh vẫn chưa thể biến lợi thế thị trường của mình thành vũ khí - cũng bởi vì sự phá hủy chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ làm hại chính Trung Quốc, tác giả lưu ý.
Trong một thời gian dài, phương Tây không quan tâm quá nhiều đến việc lấy đất hiếm từ đâu, và chỉ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung mới khiến họ nghĩ về nó, nhà báo Anh phàn nàn.
"Vị trí gần như độc quyền của Trung Quốc trong lĩnh vực này là kết quả của 30 năm hoạch định chiến lược, cũng như chi phí lao động thấp và không có những hạn chế về môi trường khiến các quốc gia khác không thể khai thác và xử lý đất hiếm trên đất nước mình. Phương Tây được nuôi dưỡng bằng hàng hóa giá rẻ", theo bài báo viết.
Sự phụ thuộc của phương Tây vào nguồn cung cấp từ Trung Quốc
Như tác giả nhắc lại, sau khi bắt đầu đại dịch coronavirus, sự phụ thuộc của phương Tây vào nguồn cung từ Trung Quốc chỉ tăng lên. Ví dụ như do nhu cầu về thiết bị bảo hộ cá nhân tăng vọt, vị trí thống lĩnh của Trung Quốc trong sản xuất hàng nhựa rẻ tiền đã trở nên rõ ràng, cũng như trong một số ngành dược phẩm, bao gồm cả kháng sinh, 95% sản lượng thế giới được sản xuất tại Trung Quốc. Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng có "sự phụ thuộc" - xét cho cùng, "mặc dù điện thoại thông minh được lắp ráp tại các nhà máy Trung Quốc, các hệ điều hành trên đó được viết ra ở Mỹ", chuyên mục tờ báo The Times nhấn mạnh.