Chủng mới virus corona lây lan nhanh: Việt Nam sắp thêm nhiều ca nhiễm mới?

© Ảnh : Lê Phú-TTXVNLực lượng chức năng phong tỏa khu vực ngõ 230/26 Mễ Trì Thượng, nơi có trường hợp nghi nhiễm COVID-19 đang sinh sống.
Lực lượng chức năng phong tỏa khu vực ngõ 230/26 Mễ Trì Thượng, nơi có trường hợp nghi nhiễm COVID-19 đang sinh sống. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Về chủng coronavirus mới (xâm nhập vào Việt Nam) được phát hiện ở các bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại Đà Nẵng, GS.TS Nguyễn Văn Kính, chuyên gia đầu ngành về truyền nhiễm cho biết, chủng virus SARS-CoV-2 mới gây Covid-19 này lây lan nhanh nhưng độc lực không đổi.

Cũng giống như các ổ dịch coronavirus ở Bạch Mai, Sơn Lôi Vĩnh Phúc, Bộ Y tế đã chuẩn bị sẵn kịch bản ứng phó nếu dịch Covid-19 tiếp tục bùng phát mạnh ở Đà Nẵng với số lượng ca mắc nCoV mới tăng cao.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) khẳng định, Việt Nam vẫn sẽ đảm bảo củng cố cơ sở và tăng cường trang thiết bị tốt nhất cho Bệnh viện Đà Nẵng, cũng như phân bổ các thầy thuốc giỏi ở các đội cơ động cho Đà Nẵng.

Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 nhận định, thời gian tới, nhiều khả năng các địa phương trên cả nước sẽ còn ghi nhận thêm nhiều ca mắc nCoV mới. Đặc biệt, tại TP.HCM, Hà Nội và Đắk Lắk đều đã ghi nhận nhiều trường hợp nghi nhiễm coronavirus.

Thêm 8 ca mắc coronavirus ở Đà Nẵng, Việt Nam có 446 bệnh nhân Covid-19

Thông tin từ Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19 cho biết, tính đến 6h sáng ngày 29/7 đã có thêm 8 ca bệnh dương tính với Covid -19 ở Đà Nẵng. Như vậy, đến lúc này Việt Nam có 446 ca bệnh.

Tuyến đường Nguyễn Thị Minh Khai được ngăn rào chắn phong tỏa để phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19 tại Đà Nẵng. - Sputnik Việt Nam
Phải tìm ra nguồn lây Covid-19 ở Đà Nẵng, người dân không nên hoang mang

Ca Covid-19 số 439, là nữ, 68 tuổi, là người nhà chăm bệnh nhân tại Bệnh viện Đà Nẵng. Bệnh nhân số 440, là nữ, 41 tuổi, là người nhà chăm bệnh nhân tại Bệnh viện Đà Nẵng. Nữ bệnh nhân số 441, 43 tuổi, cũng người nhà chăm bệnh nhân tại Bệnh viện Đà Nẵng.

Bệnh nhân nhiễm coronavirus số 442 là nữ, 55 tuổi cũng chăm bệnh nhân tại Bệnh viện Đà Nẵng. Bệnh nhân số 443 là nữ, 43 tuổi, là người nhà chăm bệnh nhân tại Bệnh viện Đà Nẵng. Nam thanh niên 19 tuổi, ca nhiễm nCoV số 444  là bệnh nhân tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng

Bệnh nhân số 445 là nữ, 61 tuổi, là bệnh nhân tại Khoa Mắt, Bệnh viện C Đà Nẵng. Ca bệnh số 446 là nữ, 39 tuổi, có địa chỉ tại Cẩm Lệ, Đà Nẵng, là bệnh nhân tại Bệnh viện Giao thông vận tải, Đà Nẵng.

Sau quá trình điều tra, giám sát mở rộng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng đã lấy mẫu, xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ.

© Ảnh : Quốc Dũng - TTXVNKhu vực cổng Bệnh viện C Đà Nẵng trước khi bị phong tỏa.
Chủng mới virus corona lây lan nhanh: Việt Nam sắp thêm nhiều ca nhiễm mới? - Sputnik Việt Nam
Khu vực cổng Bệnh viện C Đà Nẵng trước khi bị phong tỏa.

Kết quả xét nghiệm ngày 28/7/2020 cho thấy có 8 ca dương tính với virus SARS-CoV-2. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng tiếp tục điều tra dịch tễ, lập danh sách các trường hợp tiếp xúc gần, xử lý triệt để ổ dịch theo quy định không để lây lan.

Như vậy, đến nay Việt Nam có tổng cộng 446 ca mắc Covid-19, trong đó 276 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 16.248 người, trong đó 375 người được cách ly tập trung tại bệnh viện, 3.352 người được cách ly tại nhà, nơi lưu trú, và 12.996 người được cách ly tập trung tại cơ sở khác

Những người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam bị bắt giữ tại đồn biên phòng Chi Ma, Lạng Sơn. - Sputnik Việt Nam
Nhập cảnh trái phép, nguy cơ Việt Nam lây nhiễm Covid-19: Ai phải chịu trách nhiệm?

Đến thời điểm này ngành y tế đã chữa khỏi cho 369/446 ca bệnh Covid-19, chiếm 84,2% tổng số ca bệnh.

Về phần các bệnh nhân người nước ngoài, Việt Nam điều trị khỏi cho 50 bệnh nhân mang quốc tịch nước ngoài. Không có trường hợp bệnh nhân Covid-19 nặng nào tử vong cho đến thời điểm này.

Trong số các bệnh nhân Covid-19 đang điều trị cho đến thời điểm hiện tại, có 12 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính từ 1- 2 lần với virus SARS-CoV-2. Còn 65 bệnh nhân dương tính với virus SARS-CoV-2.

Đa số các bệnh nhân đang điều trị có sức khoẻ ổn định. Trong số các bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng có 3 trường hợp nặng, đó là: bệnh nhân số 416 chạy ECMO sau 5 ngày.

Hiện các chỉ số sinh tồn đã cải thiện, bệnh nhân có thể cai ECMO trong những ngày tới. Bệnh nhân số 418 có tiền sử mắc nhiều bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường  type 2, gặp biến chứng suy hô hấp, suy tim, tổn thương thận cấp. Bệnh nhân này đang tiếp tục được theo dõi sát, chưa có chỉ định ECMO. Hiện cả hai trường hợp bệnh nhân 416 và 418 đều đã hết sốt.

Trường hợp thứ 3 là bệnh nhân số 431. Bệnh nhân này mắc nhiều bệnh nền như suy thận mãn giai đoạn cuối, xơ gan, suy tim, tăng huyết áp, tổn thương phổi… tuy nhiên hiện các thông số tạm ổn định, chưa phải chạy ECMO. Bệnh nhân đang được cho thở oxy qua mặt nạ.

Nhiều ca nghi nhiễm Covid-19 ở TP.HCM, Hà Nội và Đắk Lắk

Cũng trong sáng nay, tại Hà Nội, TP.HCM và Đắk Lắk đều ghi nhận ca nghi nhiễm coronavirus. Trường hợp nghi mắc Covid-19 tại Hà Nội là N.T.H (23 tuổi, địa chỉ tại Mễ Trì Thượng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm). Đây là nhân viên bán Pizza tại cửa hàng ở Trần Thái Tông, Cầu Giấy. Đi Đà Nẵng du lịch cùng gia đình (khoảng 29 người) từ ngày 12/7 đến 15/7/2020.

Tất cả hành khách đều thực hiện việc đeo khẩu trang tại Sân bay quốc tế Đà Nẵng. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam xuất hiện chủng Covid-19 mới, Đà Nẵng giãn cách xã hội ít nhất 14 ngày

Đến ngày 23/7 bệnh nhân xuất hiện ho, sốt nhẹ từ 37,5-38,2 độ C kèm có đờm đặc. Ngày 28/7/2020 đến BV Nhiệt đới Trung ương khám sàng lọc và được hướng dẫn nhập viện để cách ly (Chụp XQ có hình nhả nhiều ổ viêm nhỏ rải rác 2 phổi). Kết quả xét nghiệm của BV Nhiệt đới Trung ương ngày 29/7/2020 PCR dương tính lần đầu tiên với SARS-CoV-2.

Trong sáng 29/7, Sở Y tế TP.HCM cũng có công văn khẩn cho biết, ngày 28/7, Sở Y tế nhận được báo cáo nhanh của Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới về kết quả xét nghiệm 2 trường hợp nghi nhiễm Covid-19 điều trị tại Bệnh viện Quốc tế City từ ngày 21/7.

© Ảnh : Lê Phú-TTXVNLực lượng chức năng phong tỏa khu vực ngõ 230/26 Mễ Trì Thượng, nơi có trường hợp nghi nhiễm COVID-19 đang sinh sống.
Chủng mới virus corona lây lan nhanh: Việt Nam sắp thêm nhiều ca nhiễm mới? - Sputnik Việt Nam
Lực lượng chức năng phong tỏa khu vực ngõ 230/26 Mễ Trì Thượng, nơi có trường hợp nghi nhiễm COVID-19 đang sinh sống.

Sở Y tế đề nghị Bệnh viện Quốc tế City khẩn trương tạm ngưng khám và tiếp nhận người bệnh điều trị nội trú mới để rà soát, đánh giá toàn bộ công tác phòng chống dịch Covid-19 trong bệnh viện.

Nhân viên xét nghiệm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng tích cực xét nghiệm các mẫu tiếp xúc gần với bệnh nhân mắc COVID-19. - Sputnik Việt Nam
Virus corona ở bệnh nhân Covid-19 tại Đà Nẵng là chủng mới, xâm nhập vào Việt Nam

Về ca nghi nhiễm ở Đắk Lắk, Sở Y tế tỉnh cho biết, ca nghi nhiễm SARS-CoV-2 là H.T.T Nh (21 tuổi, địa chỉ thôn 2, xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin Đắk Lắk) là sinh viên trường đại học ở Đà Nẵng. Hiện người này đang được điều trị cách ly tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) vùng Tây Nguyên.

Sinh viên này có thực tập tại Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng từ ngày 22/6 đến ngày 17/7. Đến ngày 20/7 có biểu hiện sốt, sau đó cho uống thuốc hạ sốt và hết sốt.

Hiện, ngành y tế Đắk Lắk đã giám sát, điều tra trường hợp trên tại BVĐK vùng Tây Nguyên và lấy mẫu bệnh phẩm làm xét nghiệm, gửi mẫu lên Viện vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên xét nghiệm.

Chủng virus corona mới gây Covid-19 ở Đà Nẵng có gì đặc biệt?

Như đã thông tin, ngày 27/7, phát biểu tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống dịch Covid-19, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế - GS.TS Nguyễn Thanh Long cho biết, chủng virus SARS-CoV-2 gây bệnh ở bệnh nhân Đà Nẵng là chủng mới so với các chủng đã tồn tại ở Việt Nam.

Kiểm tra nhiệt độ tại một trường trung học ở Hà Nội, Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam ghi nhận thêm 2 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng

Đây là chủng xâm nhập từ bên ngoài. Theo ước tính, dịch có thể đã bắt đầu từ đầu tháng 7/2020 và cho đến nay, Đà Nẵng đã trải qua 4 chu kỳ lây nhiễm và con số lây nhiễm vẫn chưa dừng lại.

Đánh giá về chủng virus SARS-CoV-2 mới, GS.TS Nguyễn Văn Kính - Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, nguyên Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho rằng, chủng virus SARS-CoV-2 mới phát hiện có tốc độ lây lan nhanh hơn gấp nhiều lần, tuy nhiên độc lực không thay đổi so với chủng cũ.

Theo GS Kính, trong quá trình lây lan, virus SARS-CoV-2 đã có những biến đổi liên tục. Đến lúc này, đã ghi nhận tới 99 chủng, trong đó tại Việt Nam đã ghi nhận 6 chủng.

Các biến chủng mới, bao gồm chủng vừa được phát hiện tại Đà Nẵng có tốc độ lây lan nhanh hơn gấp nhiều lần chủng SARS-CoV-2 cũ. Đây là lý do vì sao gần đây, thế giới ghi nhận tới 1 triệu ca mắc mới chỉ trong vòng 3 ngày, trong khi trước đây cần khoảng 1 tuần mới đạt tới con số này.

“Tuy nhiên, độc lực của virus chủng mới không tăng lên so với chủng virus ban đầu. Bằng chứng là hiện nay thế giới đã cán mốc hơn 16,8 triệu người mắc Covid-19, nhưng số ca tử vong đang dần được kiểm soát. Việc nắm rõ về tốc độ lây lan, độc lực của chủng SARS-CoV-2 mới sẽ giúp ngăn chặn sự lây lan bệnh Covid-19 một cách hiệu quả", GS Kính phân tích.

Việt Nam phải truy vết, cách ly tất cả từ F0-F3

Để đối phó với đại dịch Covid-19, Việt Nam đã kiên định 5 nguyên tắc trong phòng chống dịch Covid -19 ngay từ đầu, đó là: Ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch triệt để.

Hành khách đeo khẩu trang chờ chuyến bay tại sân bay Hà Nội, Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Chủ tịch UBND Hà Nội ra công điện khẩn về công tác phòng, chống dịch Covid-19

Do đó, theo GS Kính, nếu có thể truy vết, cách ly tất cả từ F0 đến F3 thì nguy cơ lây virus ra cộng đồng sẽ khống chế được. Ngoài công tác truy vết, cần tạm thời phong tỏa những vùng có nhiều bệnh nhân, thực hiện giãn cách xã hội, tăng cường các hoạt động dự phòng như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên… theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

“Chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm trong giai đoạn đầu dịch bùng phát. Nếu truy vết, phong tỏa tốt các vùng có dịch, tình hình sẽ dần được kiểm soát” - GS. Kính cho hay.

Việc xuất hiện trở lại các ca lây nhiễm trong cộng đồng là điều không nằm ngoài dự liệu của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid -19, do bởi tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn diễn biến hết sức phức tạp, một số quốc gia phải đối mặt với tình trạng dịch bệnh gia tăng nhanh chóng, làn sóng thứ nhất, làn sóng thứ 2... Chính vì vậy, người dân cần bình tĩnh tiếp tục thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch đã đề ra, không để dịch bệnh lây lan, bùng phát.

Sự thật về "thuốc điều trị Covid -19" lan truyền trên mạng xã hội

Trên các trang mạng xã hội hiện nay đang lan truyền thông tin về thuốc điều trị Covid-19. GS. Kính khẳng định, đây là những thông tin thất thiệt, không đúng sự thật. Người dân không nên tin theo để tránh tiền mất tật mang.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu tại buổi lễ. - Sputnik Việt Nam
Bộ Y tế công bố bệnh nhân ở Đà Nẵng là ca nhiễm Covid-19 thứ 416 ở Việt Nam

Chuyên gia cho biết, để được công nhận là thuốc chữa bệnh thì bất kỳ loại thuốc nào cũng phải trải qua 4 giai đoạn và thử nghiệm thuốc trên lâm sàng mới được đưa vào sử dụng.

Cụ thể, giai đoạn đầu thuốc sẽ được thử nghiệm trên động vật để thử độ độc của thuốc, đánh giá tính an toàn hay không an toàn cho động vật. Giai đoạn 2 là thử nghiệm các liều để đánh giá tác dụng của thuốc, liều nào là phù hợp. Giai đoạn 3 là thử nghiệm trên người xem xét đáp ứng của cơ thể người như thế nào. Giai đoạn cuối là đưa thuốc ra thị trường, tiến hành thương mại hóa, tiếp tục theo dõi tác dụng.

Bộ Y tế hỗ trợ tốt nhất cho Đà Nẵng khi ca mắc Covid-19 tăng cao

Trước tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, các bệnh viện trên cả nước đã sẵn sàng hỗ trợ Đà Nẵng ứng phó, xử lý nhiều ca lây nhiễm trong cộng đồng.

Bệnh viện C Đà Nẵng. - Sputnik Việt Nam
Tin mới về ca nghi nhiễm Covid-19 Đà Nẵng, phát hiện 2 người Trung Quốc giả người Việt Nam

Theo đó, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) và Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) đã gửi máy ECMO và thành lập đoàn công tác đặc biệt hỗ trợ tích cực cho Bệnh viện Đà Nẵng về công tác phân luồng bệnh nhân, cách ly, giám sát nhiễm khuẩn, hồi sức tích cực cho các bệnh nhân nặng. Bệnh viện Trung ương Huế cũng chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất, phòng cách ly, trang thiết bị để tiếp nhận các bệnh nhân Covid-19 từ Bệnh viện Đà Nẵng, nhằm giảm tải cho vùng tâm dịch.

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), Bộ đã có kế hoạch cụ thể và ban hành văn bản chỉ đạo công tác chuyển tuyến, chỉ đạo tuyến, phân luồng cách ly, đặc biệt là điều trị những bệnh nhân nặng tập trung cho Đà Nẵng.

PGS Khuê cho biết, hiện đã ghi nhận những ca mắc Covid-19 ngoài cộng đồng ở Đà Nẵng, đặc biệt, trong Bệnh viện C Đà Nẵng và Bệnh viện Đà Nẵng. Trong số các ca mắc có cả những y bác sĩ bị lây nhiễm từ người bệnh. Một số bệnh nhân diễn biến nặng, phải dùng đến biện pháp lọc máu và chạy ECMO.

“Chúng tôi đã đặt ra kịch bản dịch có thể diễn tiến trong những ngày đầu phát hiện 15-20 bệnh nhân và có thể tăng cao nữa. Với những bệnh nhân tại chỗ, sẽ tiếp tục triển khai điều trị tích cực, cứu chữa ở Bệnh viện Đà Nẵng. Chúng tôi đã cử kíp bác sĩ tới hỗ trợ các bệnh viện tại Đà Nẵng và cử kíp điều trị trực tiếp cho BN 91 ở Bệnh viện Chợ Rẫy ra hỗ trợ Bệnh viện Đà Nẵng. Từ Bệnh viện Trung ương Huế, chúng tôi cũng cử một đội các bác sĩ cấp cứu và Bệnh viện Bạch Mai cũng cử đoàn gồm các thầy thuốc hồi sức tích cực, tim mạch, kiểm soát nhiễm khuẩn và thận nhân tạo vào Đà Nẵng hỗ trợ”, PGS Khuê chia sẻ.

Cũng theo PGS Khuê, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh Nguyễn Trọng Khoa đang cùng đội công tác đặc biệt tại Đà Nẵng tiến hành đánh giá khả năng và năng lực để lên một kế hoạch cụ thể hơn nhằm hỗ trợ Đà Nẵng. Cơ quan chức năng cũng đã tính đến phương án chuyển bệnh nhân giúp giảm tải cho Đà Nẵng.

Bệnh viện Trung ương Huế cũng đã sẵn sàng đón những bệnh nhân chạy thận nhân tạo mắc Covid-19 và một số ca có diễn tiến bệnh nền. Ngoài ra, ngành y tế cũng thiết lập một hệ thống điều trị tại chỗ ở các trung tâm y tế huyện và tại Bệnh viện Phổi của Đà Nẵng.

Bệnh nhân nghi nhiễm COVID-19 được chuyển đến Bệnh viện Đà Nẵng để điều trị, theo dõi.  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam xuất hiện ca nghi lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng: Bộ Y tế lên tiếng

Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh cho biết, trước mắt ngành y sẽ triển khai phương châm 4 tại chỗ, đảm bảo điều trị cho bệnh nhân an toàn và hiệu quả. Đối với những bệnh nhân không có điều kiện chuyển, Việt Nam vẫn sẽ đảm bảo củng cố cơ sở và tăng cường trang thiết bị tốt nhất cho Bệnh viện Đà Nẵng, cũng như phân bổ các thầy thuốc giỏi ở các đội cơ động cho Đà Nẵng.

“Những bệnh nhân phải cấp cứu và cần những điều trị cần thiết, chúng tôi phân luồng về Bệnh viện Trung ương Huế. Chúng ta đã có phác đồ sau khi ứng phó dịch ở Sơn Lôi, Vĩnh Phúc, theo đó, các bệnh nhân nhẹ không có diễn biến nặng, chúng ta giữ lại ở tuyến huyện và có các đội cơ động ở tuyến trên hỗ trợ chuyên môn. Như vậy, hoàn toàn các bệnh viện huyện ở Đà Nẵng có thể điều trị các bệnh nhân nhẹ”, PGS Khuê cho biết.

Ngoài ra, các bệnh viện chuyên khoa, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam và Bệnh viện Trung ương Huế có thể chủ động chuyển bệnh nhân khi số ca nhiễm tăng lên. Một phương án khác được đưa ra là tăng số giường bệnh tại một số bệnh viện tại Đà Nẵng hay huy động bệnh viện tư nhân.

“Ngay từ đầu chúng ta đã có phương án mỗi bệnh viện có 20 giường bệnh cách ly để có thể đảm bảo điều trị khi dịch bệnh lan rộng”, PGS Khuê thông tin.
Việt Nam sẽ có thêm nhiều ca mắc Covid-19 mới trên cả nước?

Sáng nay, 29/7, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 tại Việt Nam đã họp đánh giá diễn biến mới tình hình dịch coronavirus trên cả nước.

Bán thành phẩm của một loại vắc xin sau quá trình nghiên cứu, điều chế trước khi được tiêm thử trên động vật. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam rút ngắn thời gian thử nghiệm và sản xuất vắc-xin chống Covid-19

Các đại biểu thống nhất đã khoanh vùng được ổ dịch thực sự ở Đà Nẵng là ba cơ sở y tế: Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Chấn thương, chỉnh hình.

Tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo nhấn mạnh, bên cạnh việc tiếp tục theo dõi chặt chẽ ổ dịch tại 3 bệnh viện trên, các lực lượng y tế và chức năng tiếp tục theo dõi sát các ca bệnh không liên quan đến nhóm bệnh viện này và truy vết sát sao những địa điểm các qua bệnh đi qua. Trong trường hợp xuất hiện ổ dịch mới phải có biện pháp xử lý kịp thời, cách ly, khoanh vùng dập dịch.

Theo đánh giá của Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, còn một vấn đề khác đáng lưu ý trong giai đoạn dịch bệnh hiện nay là lượng lớn du khách tới Đà Nẵng và đã trở về các địa phương trên cả nước, trong đó có Hà Nội và TP.HCM. Vậy nên, tại những địa phương khác hoàn toàn có nguy cơ cao sẽ xuất hiện ca nhiễm coronavirus mới.

Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19, cùng các chuyên gia đặc biệt lưu ý người dân phải thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang ở nơi đông người, nhất là khi đi trên phương tiện giao thông công cộng; giữ gìn vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng. Về cơ bản chưa có hạn chế đi lại nhưng các chuyên gia khuyến nghị trong mùa dịch, như từ trước đến nay, người dân không nên đi ra ngoài nếu không có việc cần thiết.

Qua thực tiễn ở Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đà Nẵng các chuyên gia yêu cầu Bộ Y tế phải tăng cường công tác tầm soát, sàng lọc, bảo đảm an toàn vệ sinh dịch tễ tại các cơ sở khám chữa bệnh.

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông cho rằng, cần hạn chế tối đa hoạt động du lịch, tổ chức hội hè để đảm bảo an toàn.

Theo đó, đối với những địa phương đã được cơ quan có thẩm quyền công bố dịch sẽ hủy hoàn toàn các hoạt động vui chơi, giải trí, hội hè.

Tại các địa phương có nguy cơ cao, sẽ hạn chế, tạm dừng các sự kiện không cần thiết và khuyến cáo không tập trung đông người.

Một người phụ nữ đeo mặt nạ đi dọc bến cảng Tuần Châu ở Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh phía đông bắc Quảng Ninh, Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam phát hiện một thủy thủ người Myanmar mắc Covid-19

Theo đánh giá của thành viên Ban Chỉ đạo, thời gian qua, tại các địa phương, đã có sự lơi lỏng, do đó, yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương phải siết chặt các biện pháp phòng dịch và thực hiện nghiêm Chỉ thị 19 của Chính phủ.

Về công tác tổ chức đón công dân Việt Nam từ các quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch về nước, đại diện Bộ Ngoại giao cho biết sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế, Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan tính toán kỹ lưỡng, rà soát, điều tiết kế hoạch đưa công dân về nước phù hợp.

Tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo đề nghị tiếp tục quản lý chặt chẽ công tác xuất nhập cảnh, đường biên giới, đường mòn lối mở, quản lý các tổ bay, nâng cao năng lực truy vết, đi từng ngõ, gõ từng nhà để phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ, sẵn sàng khoanh vùng, dập dịch để bảo vệ thành quả chống dịch của đất nước.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала