Sau khi thực hiện chuyến bay vũ trụ, Titov đã đến thăm Việt Nam và được Chủ tịch Hồ Chí Minh trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động Việt Nam. Cũng trong chuyến thăm này Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt tên nhà du hành vũ trụ Nga Titov cho một hòn đảo ở Vịnh Hạ Long. Và sự kiện quan trọng thứ hai là vào ngày 31 tháng 7 năm 1980 đã kết thúc chuyến bay vũ trụ phối hợp Xô-Việt.
Ước mơ bay lên vũ trụ
Người Việt đã từ lâu có ước mơ bay lên trời. Ở Việt Nam có những truyền thuyết về loài cá biết bay đã phấn đấu rất mạnh mẽ để bay đến các ngôi sao, cũng như về sứ Thanh Giang bay lên trời. Một trong những cán bộ đầu tiên của cách mạng Việt Nam, đồng chí Lê Hồng Phong cũng mơ ước về độ cao. Năm 1928, khi đang học tại một trường hàng không ở Liên Xô, ông đã trở thành người phi công đầu tiên của Việt Nam. Năm 1961, sau chuyến bay vũ trụ đầu tiên của Yuri Gagarin, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng bày tỏ tin tưởng rằng, một đại diện của giới trẻ Việt Nam sẽ bay vào vũ trụ.
Trong cuộc phỏng vấn của Ban Việt ngữ trên Đài phát thanh Matxcơva (nay là Sputnik), German Titov cho biết, sau một chuyến thăm Việt Nam, ông đã nói với Yuri Gagarin rằng, sẽ có ngày một người Việt sẽ bổ sung cho đội ngũ phi hành gia. Titov nói tiếp:
“Chúng tôi thậm chí đã cố gắng đoán xem điều này sẽ xảy ra khi nào và phi hành gia Việt Nam sẽ mang tên gì. Tất nhiên, chúng tôi không đoán được tên, nhưng chúng tôi chắc chắn rằng, sự kiện này sẽ diễn ra sau chiến thắng của những người yêu nước Việt Nam”.
5 năm sau chiến thắng, toàn thế giới đã biết tên phi hành gia Việt Nam. Phạm Tuấn, phi công chiến đấu được đào tạo ở Liên Xô, người lái chiếc phi cơ chiến đấu của Liên Xô đã bắn hạ "pháo đài bay" Mỹ B-52 trên bầu trời Hà Nội. Phạm Tuân trở thành “người anh em vũ trụ” của Yuri Gagarin, German Titov và các phi hành gia Liên Xô khác. Trong cuộc phỏng vấn của Đài phát thanh Matxcơva, Phạm Tuân hồi tưởng lại, khi ngồi ở vị trí lái máy bay, anh đã mơ ước bay lên càng cao càng tốt”.
Bánh mì và muối trong không gian
Chuyến bay vũ trụ của Phạm Tuấn và Viktor Gorbatko đã bắt đầu vào ngày 24/7, theo giờ Hà Nội. Đây cũng là một ngày quan trọng - 15 năm trước, các tên lửa Liên Xô bảo vệ bầu trời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã bắn hạ các chiếc máy bay ném bom đầu tiên của Mỹ.
Trong 26 giờ đầu tiên, con tàu vũ trụ của họ đã bay đến trạm quỹ đạo Salyut và lắp ghép với nó. Đón tiếp đội du hành trên trạm là hai phi hành gia Liên Xô Leonid Popov và Valery Ryumin.
Phạm Tuấn hồi tưởng lại:
“Mỗi khoảnh khắc của chuyến bay sẽ mãi mãi đọng lại trong ký ức của tôi. Lúc xuất phát, bay lên quỹ đạo, bay quanh hành tinh, trở về Trái đất. Nhưng, điều đáng nhớ nhất là cuộc gặp gỡ trong không gian với hai phi hành gia trên trạm quỹ đạo. Họ đã làm việc tại đó trong vài tháng trước khi chúng tôi đến, và chúng tôi đã được chào đón theo truyền thống Liên Xô với bánh mì và muối. Và quan trọng nhất, chuyến bay còn thể hiện tình cảm chân thành, thân thiết của tất cả người dân Liên Xô đối với nhân dân Việt Nam".
Trên quỹ đạo, ở độ cao lớn, có tính đến tốc độ bay, đêm kéo dài 36 phút, ngày – 45 phút.
Phạm Tuấn khâm phục những cảnh đẹp đến kinh ngạc hiện ra trước mặt ông. Sau chuyến bay, trong một cuộc trò chuyện trên Đài phát thanh Matxcơva,ông nói:
“Cuối cùng, tôi đã tận mắt thấy Trái đất có hình tròn! Tôi ngưỡng mộ những ngọn núi, dòng sông, cánh đồng của Việt Nam. Tôi đã thấy Việt Nam đẹp như thế nào. Và tôi vô cùng xúc động khi được nhìn Tổ quốc từ vũ trụ!"
Chuyến bay vũ trụ phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau
Các công việc nghiên cứu chung đã tiếp tục trong năm ngày, bao gồm các chương trình được chuẩn bị bởi các nhà khoa học Việt Nam - về khoa học thực vật và khoa học vật liệu. Và việc chụp ảnh lãnh thổ và sông ngòi, vùng biển của Việt Nam từ quỹ đạo Trái Đất đã giúp các chuyên gia tìm cách phục hồi rừng sau chiến tranh, đã giúp cho ngư dân xác định các khu vực đánh cá, giúp các nhà địa chất phát hiện những mỏ khoáng sản mới đầy triển vọng.
Việc chụp ảnh từ vũ trụ có tầm quan trọng lớn đối với những người xây dựng cầu đường, cho công trường xây dựng nhà máy thủy điện Hoà Bình và cho việc thành lập doanh nghiệp dầu khí ở Vũng Tàu. Các công việc được thực hiện bởi hai phi hành gia của Liên Xô và Việt Nam đã đóng góp to lớn vào sự hợp tác song phương trong nhiều thập kỷ tới, đã thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển các lĩnh vực nghiên cứu mới ở Việt Nam.
Trong cuộc phỏng vấn của đài phát thanh Matxcơva, chỉ huy tàu Viktor Gorbatko cho biết:
“Phạm Tuấn đã thể hiện mình là một người can đảm, một nhà nghiên cứu chu đáo. Tôi rất tự hào được bay vào vũ trụ cùng với anh ấy, một người con ưu tú của dân tộc Việt Nam".
Những nẻo đường trên mặt đất của các phi hành gia
Phạm Tuấn và Viktor Gorbatko đã trở về Trái đất vào ngày 31/7/1980. Vào ngày này năm 1958, Hội Hữu nghị Xô-Việt được thành lập - tiền thân của Hội Hữu nghị Nga-Việt hiện nay. Tất nhiên, sự trùng hợp là tình cờ. Nhưng đồng thời nó cũng mang tính biểu tượng.
Ngay từ những năm đầu tiên, Hội Hữu nghị Xô-Việt mang tính toàn dân tham gia. Các chi nhánh của Hội đã được thành lập trong hàng ngàn tập thể lao động, ở các nước cộng hòa, khu vực và thành phố của đất nước. Hàng triệu hội viên đã cố gắng sản xuất trước thời hạn các sản phẩm theo đơn đặt hàng của Việt Nam, cung cấp các sản phẩm cho Việt Nam, đã giúp đào tạo sinh viên Việt Nam tại các trường đại học và học viên Việt Nam tại các học viện quân sự tốt nhất của Liên Xô.
Chiến thắng lịch sử ngày 30/4/1975 đã đem lại niềm phấn khởi cho mọi người dân Liên Xô. Chuyến bay vào vũ trụ cũng được chào đón với niềm vui. Sau chuyến bay lịch sử này, Viktor Gorbatko đã nhiều lần đến Việt Nam và đã được đón tiếp rất nồng nhiệt. Ông đã tham dự lễ kỷ niệm của Vietsovpetro và chương trinh “Những ngày Matxcơva tại Hà Nội”. Và Phạm Tuấn đã nhiều lần đến nước Nga, tham gia vào tất cả các hoạt động lớn của hai nước chúng ta, bao gồm cả những hoạt động do Hội hữu nghị Xô-Việt và Hội Hữu nghị Nga-Việt tổ chức.
Nhân tiện, Hội Hữu nghị Nga-Việt có một thứ mà Hội tiền nhiệm không có, đây là lá cờ riêng. Lá cờ được treo tại mỗi văn phòng khu vực của Hội. Và một lá cờ đã lên đỉnh núi cao nhất của nước Nga và châu Âu – Elbrus ở vùng Bắc Kavkaz ở độ cao 5.632 mét so với mực nước biển. Lá cờ của Hội hữu nghị Nga-Việt cũng bay phấp phới hướng tới vũ trụ.