Theo ông, toàn bộ căn cứ không quân Thule và Greenland của Mỹ là "hoàn toàn không có khả năng phòng bị" trước hệ thống tên lửa Kinzhal.
"Chúng tôi không biết chắc chắn loại lửa mới Kinzhal của Nga bay được bao xa, nhưng có một điều chắc chắn rằng với tốc độ, độ chính xác và tầm hoạt động ít nhất một nghìn km, nó đang thay đổi cán cân lực lượng ở Bắc Cực", - báo Berlingske viết.
Ông Rottbell dẫn lời nhà phân tích quân sự Đan Mạch Anders Puck Nielsen nói rằng Washington cần phải tìm cách đối phó với tổ hợp Kinzhal.
"Các radar ở Thule là một phần lá chắn tên lửa, trong trường hợp xảy ra chiến tranh người Nga chắc chắn sẽ nhằm tiêu diệt chúng. Hiện tại hệ thống này trên thực tế không được bảo vệ dưới bất kỳ hình thức nào, bởi vì người Mỹ có những nhiệm vụ mới ở Greenland", - tờ báo dẫn lời chuyên gia quân sự.
Theo chuyên gia này, các nước phương Tây là "mục tiêu chủ yếu" đối với các tổ hợp siêu thanh của Nga.
Như đã lưu ý trong bài báo, Bắc Cực "có ý nghĩa mang tính biểu tượng đối với Nga", và tình hình trong khu vực có thể "vượt khỏi tầm kiểm soát".
"Vì lẽ đó nên phương Tây sẽ rất mạo hiểm khi làm gì đó đánh động đến Nga. Ví dụ như việc Mỹ thực sự bắt đầu gửi tàu chiến đến Tuyến đường biển phương Bắc để cho thấy rằng đây không phải là vùng biển của riêng nước Nga", - nhà báo nói.
Vũ khí siêu thanh của Nga
Năm 2018 trong thông điệp đọc trước Quốc hội Liên bang Tổng thống Nga Vladimir Putin đã giới thiệu về các tổ hợp vũ khí Avangard và Kinzhal. Sau đó được biết Nga còn phát triển tên lửa hành trình siêu thanh Zircon.
Đầu tháng 6, Phó đô đốc Alexander Moiseev cho biết Hạm đội phương Bắc sẽ nhận được vũ khí siêu thanh, giúp tăng cường về chất tiềm lực chiến đấu của hải quân.