Trung Quốc điều tàu chiến và tiêm kích ra Trường Sa: Việt Nam tỏ thái độ cứng rắn

© Ảnh : Lâm Khánh - TTXVNNgười phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng mời phóng viên đặt câu hỏi.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng mời phóng viên đặt câu hỏi. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tại cuộc họp báo thường kỳ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh, Hoàng Sa, Trường Sa là phần lãnh thổ không thế tách rời. Việt Nam kiên quyết phản đối việc Trung Quốc tập trận ở Biển Đông, điều tàu chiến ra đảo Subi, thuộc Trường Sa.

Đồng thời, trong buổi họp báo thường kỳ chiều nay, lên tiếng bình luận việc Trung Quốc gọi Hoàng Sa, Trường Sa là “ven biển”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định, Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam.

Bà Lê Thị Thu Hằng khẳng định Hà Nội đang xác minh thông tin Trung Quốc xây dựng hệ thống giám sát ở Biển Đông.

Về Công hàm của Australia bác yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cũng nhấn mạnh, Việt Nam hoan nghênh lập trường của các bên về vấn đề Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng thông tin về công dân bị thương tại Liban (Lebanon) sau vụ nổ kinh hoàng ở thủ đô Beirut.

Việt Nam phản đối Trung Quốc điều tiêm kích chiến đấu ra Trường Sa

Chiều nay, 6/8, Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức họp báo thường kỳ. Phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng đã trả lời nhiều vấn đề nóng được dư luận trong nước và quốc tế quan tâm.

Cuộc tập trận quân sự của Hoa Kỳ ở Biển Đông  - Sputnik Việt Nam
Сăng thẳng gia tăng vào mùa hè năm nay ở biển Đông

Bình luận về video tập trận gần đây của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), trong đó có việc triển khai tiêm kích chiến đấu tới Đá Subi (Xubi) thuộc quần đảo Trường Sa, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng bày tỏ lập trường kiên quyết phản đối động thái coi thường luật pháp quốc tế và xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Trước tiên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thi Thu Hằng một lần nữa nhắc lại lập trường của Hà Nội, khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là bộ phận lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam.

“Mọi hoạt động tại hai quần đảo này mà không được sự cho phép của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam, vô giá trị và không có lợi cho hòa bình và ổn định ở Biển Đông”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nêu rõ.
“Việt Nam kiên quyết phản đối!”, bà Hằng nhấn mạnh.

Trước đó, Trung Quốc đã triển khai loạt tàu chiến và tiêm kích chiến đấu Su-30 đến đá Xu Bi (Subi Reef) và đá Vành Khăn (Mischief Reef), thuộc quần đảo Trường Sa mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.

Trung Quốc rần rần tập trận Biển Đông, điều tàu chiến và tiêm kích ra Trường Sa

Theo hình ảnh vệ tinh và truyền thông nhà nước Trung Quốc cho thấy, Bắc Kinh đã triển khai đưa chiến hạm và chiến đấu cơ thực hiện chuyến bay dài tới những căn cứ mà Trung Quốc chiếm giữ trên quần đảo Trường Sa, phần lãnh thổ đang tranh chấp, trong đó Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền.

Đá Xu Bi - Sputnik Việt Nam
Động thái lạ của Trung Quốc ở Biển Đông: Hù Mỹ hay dọa Việt Nam?

Động thái này diễn ra trước cuộc tập trận lớn đa phương dưới sự chỉ huy của lực lượng quân đội Hoa Kỳ theo kế hoạch từ ngày 17 đến 31 tháng 8 gần Hawaii. Đợt tập trận rầm rộ này sẽ có sự tham dự của nhiều quốc gia thuộc khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Được biết, một tàu Hải quân Philippines đã ra khơi phục vụ cho cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC). Các quốc gia khác dự kiến cũng sẽ cử tàu tham dự cuộc tập trận này bao gồm Việt Nam, Australia, Brunei, Singapore, Nhật Bản, Malaysia và Indonesia.

Đài truyền hình nhà nước Trung Quốc có trụ sở tại tỉnh Hồ Nam đã phát sóng đoạn phim tài liệu về Lữ đoàn Không quân Trung Quốc (PLAAF) có liên quan đến cuộc tập trận cuối tuần qua.

Trong video, 4 chiến đấu cơ Su-30 được cho là thực hiện tiếp nhiên liệu trên không trong chuyến bay kéo dài 10 giờ tới Đá Subi, với chỉ huy của lữ đoàn đã phá vỡ kỷ lục trước đó của PLAAF cho các chuyến bay tầm xa và chứng tỏ khả năng của Trung Quốc có thể điều máy bay tới quần đảo Trường Sa bất kỳ lúc nào.

Tuy nhiên, các chuyên gia tại Viện nghiên cứu hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASI) - một phần của Đại học Không quân liên kết với Không quân Hoa Kỳ - đã chỉ ra rằng chỉ mất chưa đến 10 giờ để bay thẳng đến Đá Subi từ Trường Sa, lữ đoàn có khả năng đặt căn cứ tại Hồ Nam.

Mưa lớn gây ngập tại tổ 19, phường Tiền Phong, thành phố Thái Bình - Sputnik Việt Nam
Bão số 2 gây thiệt hại nặng nề, Việt Nam sẽ đối mặt nhiều cơn bão lớn ở Biển Đông

“Giả sử những gì trong video công bố là chính xác, Không quân Trung Quốc dường như đã thực hiện loạt chuyến bay đến và đi từ Trường Sa”, ông Brendan Mulvaney, Giám đốc CASI, cho biết.

Theo tính toán thì một chuyến bay kéo dài 10 giờ không có ý nghĩa gì. Đó là khoảng 1.300 dặm từ Changsa (Trường Sa – thủ phủ tỉnh Hồ Nam) đến quần đảo Trường Sa, thường chỉ mất 2-3 giờ đối với tốc độ bay bình thường. Chuyến bay trong vòng 10 giờ, cho thấy họ bay với tốc độ 260 dặm/ giờ, điều đó không thể xảy ra”, vị chuyên gia phân tích nói.

Thay vì kiểm tra độ bền của máy bay hoặc tính khả thi của chuyến bay, các chuyên gia phỏng đoán cuộc tập trận có khả năng nhằm kiểm tra thể lực của các phi công trong điều kiện bay đường dài mệt mỏi.

“Su-30 có khả năng duy trì các chuyến bay kéo dài 10 giờ đồng hồ với việc tiếp nhiên liệu trên không”, ông Mul Muley cho biết. Câu hỏi đặt ra là liệu một phi công có khả năng thực hiện điều đó hay không.

Đá Subi là một trong bốn hòn đảo nhân tạo lớn nhất của Trung Quốc tại Trường Sa, một quần đảo đá và rạn san hô ở nửa phía nam của Biển Đông mà Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia và Brunei đều có tuyên bố chủ quyền.

Máy bay ném bom Trung Quốc Xian H-6K. - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc bay huấn luyện máy bay ném bom trên Biển Đông

Trung Quốc được cho là cũng đã điều hai chiến hạm tới Đá Vành Khăn, khoảng 150 dặm ngoài khơi đảo Palawan của Philippines. Hình ảnh vệ tinh cho thấy dường như tàu khu trục Type 054A và tàu hộ tống Type 056 đang phục vụ cho Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN) đi thuyền trong đầm phá mở rộng Đá Vành Khăn vào ngày Chủ nhật.

Đồng thời, nhóm các tàu khác đến tiếp tế và đi từ căn cứ Đá Vành Khăn cũng bị bắt gặp ở khu vực vùng biển tranh chấp.

Việt Nam phản đối Trung Quốc vi phạm chủ quyền trên Biển Đông

Trong phiên họp báo thường kỳ ngày 6/8, Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền Việt Nam khi đưa quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào trong quy tắc kiểm tra kỹ thuật tàu biển nội địa theo luật định 2020.

“Tôi cho rằng việc Trung Quốc đưa quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào trong quy tắc kiểm tra kỹ thuật tàu biển nội địa theo luật định 2020 đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, không có lợi trong việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác tại Biển Đông”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.

 Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên các cơ quan báo thông tấn, báo chí trong nước và quốc tế. - Sputnik Việt Nam
Tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông: Trung Quốc ngụy biện, Việt Nam nói thẳng
Trung Quốc mới đây lại có những hành vi bá quyền ở Biển Đông khi đưa ra bản quy tắc hàng hải sửa đổi. Theo đó, Trung Quốc gọi khu vực nằm giữa tỉnh Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là “vùng ven biển” chứ không phải “ngoài khơi”.

Đây là diễn biến mới nhất trong các nỗ lực của Bắc Kinh đối với việc thay đổi tên gọi, lập “chính quyền” trên các đảo, đá không phải của mình hòng chiếm trọn Biển Đông.

“Lập trường nhất quán của Việt Nam là mọi hành động liên quan đến quần đảo Hoàng Sa mà không được sự cho phép của Việt Nam đều là hành vi vi phạm chủ quyền của Việt Nam”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh.

Đang xác minh thông tin Trung Quốc xây dựng hệ thống giám sát ở Biển Đông

Về thông tin Trung Quốc đang xây dựng một hệ thống giám sát tiên tiến ở Biển Đông, bà Lê Thị Thu Hằng cho biết đang trao đổi với các cơ quan chức năng về thông tin này. Bà Hằng đồng thời khẳng định mọi hành động liên quan tới vùng biển này đều cần phải được thực hiện một cách có trách nhiệm, phục vụ mục đích mang lại hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

"Chúng tôi một lần nữa nhấn mạnh việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh ở Biển Đông là lợi ích, trách nhiệm của tất cả các nước trong khu vực và quốc tế. Do đó, mọi hành động của các nước cần phải được thực hiện một cách có trách nhiệm, thiện chí nhằm phục vụ mục tiêu nói trên", bà Hằng nói.

Trước đó, ngày 5/8, trang web của tạp chí Forbes (Mỹ) đăng tải thông tin cho thấy Trung Quốc đang xây dựng một hệ thống giám sát ở Biển Đông.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng mời phóng viên đặt câu hỏi. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam ủng hộ Mỹ bác bỏ yêu sách chủ quyền Trung Quốc ở Biển Đông?

Theo tác giả bài viết, đây là hàng loạt trạm/máy móc phục vụ giám sát được rải rác khắp các khu vực ở Biển Đông, và được xem như một phần trong các nỗ lực hòng kiểm soát Biển Đông của Hải quân Trung Quốc.

"Khá nhiều trạm này nằm trong vùng nước của Trung Quốc, nhưng một số đang được thả trên vùng biển quốc tế", bài báo nói.

Sáng kiến Minh bạch hàng hải (AMTI, thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế CSIS) đã có nghiên cứu về hoạt động này của Trung Quốc.

Cụ thể, các trạm/máy móc do thám này nằm trong khuôn khổ "Mạng lưới thông tin đại dương xanh" của Trung Quốc. Một số thông tin về mạng lưới này đã được giới thiệu tại triển lãm Hàng hải và hàng không quốc tế Langkawi vào năm 2019.

Việt Nam hoan nghênh Сông hàm Biển Đông của Australia

Nói về công hàm của Australia bác yêu sách Trung Quốc ở Biển Đông mới đây, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết hoan nghênh lập trường của các nước về vấn đề Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Mike Pompeo - Sputnik Việt Nam
Hoa Kỳ kích động Trung Quốc xung đột quân sự ở Biển Đông

Theo đó, tại họp báo ngày 6/8, khi được hỏi về công hàm Biển Đông mới đây của Australia, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho rằng việc các nước lưu hành công hàm tại Liên Hiệp Quốc là một việc làm bình thường, thực tiễn.

"Việt Nam cho rằng các nước chia sẻ nguyện vọng và mục tiêu chung về việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại Biển Đông. Để làm được điều này, việc tôn trọng pháp lý trên biển và thực thi đầy đủ, thiện chí, trách nhiệm Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982 là thiết yếu", bà Hằng nhấn mạnh.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định Việt Nam hoan nghênh lập trường của các nước về vấn đề phù hợp với luật pháp quốc tế và chia sẻ quan điểm như đã nêu trong tuyên bố tại hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36, và UNCLOS 1982 là khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và đại dương.

"Trên tinh thần đó, cùng các nước ASEAN, Việt Nam mong rằng tất cả các nước bao gồm các nước đối tác của ASEAN sẽ nỗ lực đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác tại Biển Đông và giải quyết các tranh chấp thông qua đối thoại cùng các biện pháp hòa bình khác theo luật pháp quốc tế, vì lợi ích chung, phù hợp với nguyện vọng của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế. Việt Nam luôn luôn đóng góp tích cực và có trách nhiệm vào quá trình này", bà Hằng cho biết.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ADSOM Việt Nam chủ trì hội nghị.  - Sputnik Việt Nam
Hội nghị ADSOM+: Các lãnh đạo Quốc phòng cấp cao bàn về Biển Đông và Covid-19
Trước đó, trong công hàm trình Liên Hiệp Quốc ngày 23/7, Australia bác bỏ tất cả các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông trái với UNCLOS 1982.

Như vậy, Australia là quốc gia thứ hai sau Mỹ ngoài khu vực Biển Đông gia nhập "cuộc chiến công hàm" về điểm nóng này ở Liên Hiệp Quốc. Trước đó, công hàm do Malaysia đệ trình lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc hồi tháng 12-2019 đã kéo theo một loạt công hàm và công thư thể hiện lập trường từ Việt Nam, Philippines, Trung Quốc, Indonesia đến Mỹ.

Bộ Ngoại giao thông tin về công dân Việt Nam bị thương sau vụ nổ ở Beirut, Liban

Cũng trong buổi họp báo chiều nay, trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình người Việt Nam tại thủ đô Beirut, Liban (Lebanon) sau vụ nổ chiều tối ngày 4/8 vừa qua, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng có thông tin cụ thể.

Vụ nổ ở Beirut - Sputnik Việt Nam
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi lời chia buồn tới Liban sau vụ nổ ở Beirut

Trước hết, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gửi lời chia buồn sâu sắc nhất đến lãnh đạo và nhân dân Liban.

“Một lần nữa, chúng tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất đến nhà nước, chính phủ và nhân dân Lebanon, cũng như là gia đình các nạn nhân trong vụ tai nạn vừa qua. Ngay sau khi vụ nổ xảy ra, ngày 5/8, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã gửi điện chia buồn tới Tổng thống Lebanon Michel Aoun”, bà Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao thông tin về tình hình công dân Việt Nam tại Lebanon cho biết, hiện tại Lebanon chỉ có một số ít người Việt Nam, chủ yếu là lao động. Ở Lebanon cũng không có cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập là cơ quan đại diện ngoại giao kiêm nhiệm tại Lebanon. Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon đã cố gắng liên hệ với các đầu mối cộng đồng, cũng như các lãnh sự danh dự của Việt Nam tại Lebanon và các cơ quan chức năng sở tại để nắm thông tin.

“Cho đến nay, chỉ có một công dân Việt Nam bị thương nhẹ và đang được điều trị tại bệnh viện, tình trạng sức khỏe tương đối ổn định. Bộ Ngoại giao cũng đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục giữ liên hệ chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại và các đầu mối cộng đồng để có thêm thông tin, sẵn sàng có các biện pháp bảo hộ công dân trong trường hợp cần thiết”, phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng cho hay.

Vụ nổ ở thủ đô Beirut - Sputnik Việt Nam
Việt Nam xác nhận có công dân bị thương trong vụ nổ ở Beirut
Như Đại sứ Trần Thành Công chia sẻ ngày 5/8, hôm nay, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng nhấn mạnh, trong trường hợp có thông tin hỗ trợ công tác bảo hộ công dân hoặc trong trường hợp cần thiết, xin liên hệ với đường dây nóng bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao cuãng như đường dây nóng bảo hộ công dân của Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon.

Liên quan đến một số thông tin cho rằng Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon chuẩn bị có chuyến bay đưa công dân Việt Nam tại Lebanon về nước, bà Lê Thị Thu Hằng khẳng định trong thời gian tới, việc đưa công dân Việt Nam ở nước ngoài về nước sẽ được sắp xếp trên cơ sở nguyện vọng của công dân.

“Tuy nhiên, phải phù hợp với năng lực cách ly và tình hình diễn biến dịch bệnh ở trong nước”, bà Lê Thị Thu Hằng lưu ý.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала