10 ngày tới là cao điểm dịch Covid-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo nóng

© Ảnh : Thống Nhất – TTXVNThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bộ Y tế Việt Nam sáng nay 7/8 thông tin cho biết, cả nước ghi nhận thêm 3 trường hợp nhiễm coronavirus mới liên quan đến Đà Nẵng. Trong đó, Thanh Hóa có một ca, Quảng Trị hai trường hợp mắc Covid-19. Tổng số ca nhiễm SARS-CoV-2 của Việt Nam đã lên tới 750.

Sáng nay, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết thành phố vừa ghi nhận thêm một ca dương tính với SARS-CoV-2, đồng thời đề nghị Thủ tướng nâng mức cảnh báo phòng chống dịch tại Hà Nội.

Nhờ có sự hỗ trợ kịp thời của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương và một số công ty, đến ngày 6/8, Viện Pasteur Nha Trang đã có sinh phẩm tách chiết, probe, môi trường bảo quản mẫu để tiếp tục xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm xác định trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 như bình thường.

Trong khi đó, chủ trì phiên họp của Chính phủ sáng nay về công tác phòng chống dịch Covid-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, 10 ngày tới là cao điểm dịch Covid-19, do đó phải quyết liệt, không chủ quan, lơ là. Địa phương nào, ngành nào không có trách nhiệm, không làm tốt sẽ được chỉ ra và xử lý nghiêm

Việt Nam có thêm 3 ca mắc Covid-19 đều liên quan Đà Nẵng

Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 Việt Nam sáng nay 7/8 thông tin cho biết, cả nước có thêm 3 ca mắc coronavirus mới liên quan đến Đà Nẵng, nâng tổng số ca nhiễm nCoV của cả nước lên thành 750.

Các khâu kiểm soát bệnh nhân được Bệnh viện Quân Y 17 (Quân khu 5) thực hiện kỹ lưỡng. - Sputnik Việt Nam
Bộ Y tế Việt Nam lên tiếng về bệnh nhân Covid-19 vừa tử vong

Trong ba trường hợp nhiễm mới, có hai ca ở Quảng Trị và một người ở Thanh Hóa.

Bộ Y tế thông tin cụ thể cho hay, bệnh nhân mắc coronavirus số 748 là nữ, 54 tuổi, ở Quảng Vinh, thành phố Sầm Sơn, Thanh Hóa. Đây là diện F1 của bệnh nhân 620, có liên quan đến ổ dịch Đà Nẵng

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Thanh Hóa đã lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm, sàng lọc sau khi xác định được diện F1 của các ca đã được công bố. Đến ngày 5/8, mẫu xét nghiệm cho kết quả nghi ngờ dương tính và được gửi ra Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương kiểm tra. Kết quả, ngày 6/8, bệnh nhân được khẳng định dương tính với SARS-CoV-2. Hiện nữ bệnh nhân này đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương Cơ sở 2.

Hai ca bệnh ở Quảng Trị, Bộ Y tế cũng thông tin cụ thể. Theo đó, bệnh nhân số 749 là nữ, 27 tuổi, có địa chỉ tại xã Vĩnh Hòa, Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.

Trường hợp này là người chăm sóc người thân tại Khoa Ngoại- Thần kinh, Bệnh viện Đà Nẵng từ thời điểm 17/7. Đến 21/7, cô gái bắt đầu bị sốt nhẹ, đau họng, mỏi người.

Về ca bệnh số 750 Bộ Y tế cho biết, đây là nam, 28 tuổi, ở xã Đông Lễ, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. Bệnh nhân là bạn, diện tiếp xúc F1 của nữ bệnh nhân số 749 nêu trên. Có tiếp xúc ngày 18/7. Ngày 25/7, bệnh nhân số 750 bắt đầu có triệu chứng sốt nhẹ, đau họng, mỏi người.

Tại trung tâm xét nghiệm nhanh  - Sputnik Việt Nam
Thêm bệnh nhân Covid-19 tử vong, Việt Nam sắp vào đỉnh dịch Covid-19?

Sau khi xác định được các trường hợp nghi ngờ, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Quảng Trị đã lấy hai mẫu bệnh phẩm của hai bệnh nhân này gửi Viện Pasteur Nha Trang xét nghiệm. Kết quả công bố tối ngày 6/8 cho thấy, cả hai người đều nhiễm coronavirus. Hiện hai bệnh nhân trên được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Lao và Phổi Quảng Trị.

Như vậy, từ ngày 23/7/2020 đến nay đã ghi nhận 335 trường hợp, trong đó có 37 trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài và 298 trường hợp lây nhiễm trong nước tại 13 tỉnh, thành phố (các trường hợp mới được phát hiện này đều có yếu tố dịch tễ liên quan tới ổ dịch tại Đà Nẵng, F1 là 118 người).

Cả nước hiện đang cách ly tới 178.451 người thuộc diện tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch. Theo đó, cách ly tập trung tại bệnh viện là 5.870, cách ly tại các cơ sở tập trung khác là 24.106 và cách ly tại nhà, nơi lưu trú là 148.475 người.

© Ảnh : Hồ Cầu-TTXVNCán bộ Đồn Biên phòng Thuận đến từng hộ gia đình ở vùng biên giới tuyên truyền, hướng dẫn người dân phòng chống dịch COVID-19.
10 ngày tới là cao điểm dịch Covid-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo nóng - Sputnik Việt Nam
Cán bộ Đồn Biên phòng Thuận đến từng hộ gia đình ở vùng biên giới tuyên truyền, hướng dẫn người dân phòng chống dịch COVID-19.

Về tình hình điều trị, Bộ Y tế cho hay, tính đến thời điểm này, Việt Nam đã có 392/750 bệnh nhân mắc Covid-19 được điều trị khỏi/công bố khỏi bệnh (chiếm 52,3%) tổng số ca nhiễm SARS-CoV-2 của cả nước.

Tính đến sáng ngày 7/8, trong số các bệnh nhân Covid-19 đang điều trị, theo dõi sức khoẻ tại các cơ sở y tế, hiện có 33 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính từ 1- 2 lần với coronavirus. Hiện còn 315 bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Việt Nam đã có 10 bệnh nhân Covid-19 tử vong.

Thêm ca bệnh mới, Hà Nội đề xuất nâng mức cảnh báo Covid-19

Sáng 7/8, phát biểu báo cáo tại cuộc họp trực tuyến Chính phủ với các địa phương về phòng chống Covid-19, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết thành phố vừa ghi nhận thêm 1 ca dương tính với SARS-CoV-2, đồng thời đề nghị Thủ tướng nâng mức cảnh báo phòng chống dịch tại Thủ đô.

Tại trung tâm kiểm tra Covid-19 nhanh ở Hà Nội   - Sputnik Việt Nam
Ca mắc Covid-19 tăng mạnh, Việt Nam xét nghiệm kháng thể để ngăn lây nhiễm cộng đồng

Tính từ ngày 25/7 sau khi dịch Covid-19 tái bùng phát tại Đà Nẵng, đây là ca nhiễm Covid-19 thứ 4 của Hà Nội. Trước đó, Hà Nội đã có 3 ca nhiễm Covid-19 có nguồn gốc liên quan đến Đà Nẵng với các bệnh nhân số 447, 459 và 714.

Ông Nguyễn Đức Chung cho biết, bệnh nhân là N.T.D, trú tại huyện Phúc Thọ. Trước đó từ ngày 24 đến 27/7, bệnh nhân có đi Đà Nẵng cùng gia đình. Ngày 4/8, bệnh nhân có biểu hiện sốt nhẹ, xét nghiệm cho thấy bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2.

Theo ông Chung, Hà Nội đã nhanh chóng tiến hành truy vết tất cả các trường hợp F1 của 4 ca bệnh. Trong đó xác định hơn 300 trường hợp F1, hơn 400 trường hợp F2. Đến lúc này, các trường hợp F1 của bệnh nhân 447 và 459 cơ bản đều âm tính, những người còn lại đang tiếp tục được lấy mẫu xét nghiệm.

Trong tình hình này, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đề xuất với Thủ tướng nâng mức cảnh báo phòng chống Covid-19 thêm một mức. TP Hà Nội yêu cầu người dân ra nơi công cộng phải đeo khẩu trang, đo thân nhiệt và dùng nước sát khuẩn tay.

Các quận huyện trên địa bàn thành phố cũng được yêu cầu thực hiện nghiêm việc cấm karaoke, quán bar, vũ trường và các hoạt động lễ hội, thể thao đông người.

Viện Pasteur Nha Trang tiếp tục hỗ trợ xét nghiệm virus SARS-CoV-2

Viện Pasteur Nha Trang đã có thông báo gửi tới Sở Y tế và trung tâm kiểm soát bệnh tật tại 11 địa phương khu vực miền Trung về việc Viện sẽ tiếp tục xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm để xác định trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2.

Công tác chuẩn bị của bệnh viện đã sẵn sàng. - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Việt Nam kêu gọi bảo vệ bác sĩ giữa tâm dịch Covid-19

Hôm qua ngày 5/8, Viện Pasteur Nha Trang rơi vào tình trạng thiếu hụt tạm thời sinh phẩm, hóa chất, vật tư tiêu hao, môi trường bảo quản virus trong ngày 5/8 do nhập khẩu khó khăn. Nhờ có sự hỗ trợ kịp thời của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương và một số công ty, đến ngày 6/8, Viện Pasteur Nha Trang đã có sinh phẩm tách chiết, probe, môi trường bảo quản mẫu... nên việc xét nghiệm trở về bình thường.

Trước mắt, Viện sẽ ưu tiên cho các địa phương có nguy cơ cao và các địa phương đang hoàn thiện lắp đặt hệ thống máy xét nghiệm. Ngày 6/8, Viện đã xét nghiệm cho Bình Thuận (209 ca) Quảng Ngãi (422 ca), Quảng Trị (3 ca), Khánh Hòa (50 ca).

Viện Pasteur Nha Trang cũng sẽ hỗ trợ xét nghiệm tất cả các mẫu từ các tỉnh gửi về nếu kèm theo sinh phẩm hóa chất và vật tư tiêu hao tương ứng.

Về công tác phòng chống dịchm Chính phủ và Bộ Y tế chỉ đạo thực hiện theo nguyên tắc "4 tại chỗ", đặc biệt là trong thời điểm phức tạp này, các tỉnh khẩn trương chuẩn trang bị đầy đủ máy móc sinh phẩm hóa chất vật tư môi trường bảo quản virus cho xét nghiệm để đảm bảo kịp thời cho phòng chống dịch.

Thủ tướng: 10 ngày tới là cao điểm dịch Covid-19 tại Việt Nam

Phát biểu tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ về phòng chống Covid-19 sáng 7/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh cuộc chiến chống Covid-19 đang ở cao điểm về số người nhiễm, người chết, số tỉnh có dịch. Chính phủ và các địa phương cần bình tĩnh theo dõi tình hình, từ đó có phương án giải quyết tốt hơn.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại cuộc họp. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam truy tìm nguồn gốc dịch Covid-19 bùng phát ở Đà Nẵng

Thủ tướng yêu cầu đáp ứng kịp thời hơn nữa những nhu càu trong phòng chống dịch, từ việc huy động nguồn lực, vật lực và sử dụng hiệu quả nguồn lực trong phòng, chống dịch, nhất là tại khu vực tâm dịch ở Đà Nẵng.

“Chúng ta phải làm sao để máy móc, thiết bị, sinh phẩm chống dịch không được thiếu. Nguồn nhân lực ở đây là các chiến sĩ áo trắng phải có mặt kịp thời khi cần thiết. Chúng ta cần tập trung hơn, không chỉ dựa vào những hỗ trợ mang tính tình cảm và trách nhiệm như một số địa phương đã làm thời gian qua”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Đối với hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, Thủ tướng lưu ý đây là những địa bàn rất đông dân cư, nếu để lây nhiễm rất nguy hiểm nên cần có biện pháp mạnh để xử lý vấn đề phòng dịch.

© Ảnh : Thống Nhất – TTXVNThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu.
10 ngày tới là cao điểm dịch Covid-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo nóng - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu.

Từ Trung ương đến địa phương cần cảnh giác, tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, ứng dụng công nghệ để đạt hiệu quả cao hơn.

“Tinh thần ở đây là phải quyết liệt, không chủ quan, lơ là. Địa phương nào, ngành nào không có trách nhiệm, không làm tốt sẽ được chỉ ra và xử lý nghiêm”, Thủ tướng lưu ý.

Chủ tịch UBND các tỉnh, thành và các bộ trưởng sẽ là những người chịu trách nhiệm trước Thủ tướng, Chính phủ.

Lấy mẫu xét nghiệm nhanh SARS-CoV-2 tại thành phố Huế. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam thêm bệnh nhân Covid-19 tử vong, chuyên gia nói về độc lực virus corona ở Đà Nẵng

Dẫn dự báo từ Bộ Y tế, Thủ tướng cho biết những ngày sắp tới sẽ là cao điểm dịch, đặc biệt 10 ngày tới. Do đó, từ nay đến 17/8, Việt Nam cần quyết liệt hơn, chỉ đạo mạnh mẽ hơn để ngăn ngừa Covid-19 lây lan ở cộng đồng, đặc biệt phải hạn chế số ca tử vong.

“Chưa bao giờ ngành y tế đứng trước thử thách lớn thế này. Từ bộ đến các cục, vụ, các chuyên gia và hệ thống y tế cơ sở đều có vai trò rất quan trọng”, Thủ tướng động viên ngành y tế, đồng thời vừa qua đã xuất hiện nhiều tấm gương lãnh đạo đã trực tiếp tham gia phòng, chống dịch.

Ngoài ra, Thủ tướng cho biết Thường trực Chính phủ sẽ nghe về phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới. Phải đảm bảo an toàn, không lây nhiễm cho học sinh, phụ huynh, cán bộ giáo viên.

Phát biểu tại cuộc họp, quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết đợt dịch lần này có tốc độ lây lan nhanh và đã có lây nhiễm thứ phát từ những ca mắc trong bệnh viện ra cộng đồng. Bên cạnh đó, còn có nhiều ổ dịch nhỏ có nguy cơ lây nhiễm và bùng phát.

Theo kết quả phân tích các ca dương tính theo ngày khởi phát, chu kỳ lây nhiễm ước tính trung bình vào khoảng 5-7 ngày với hệ số lây nhiễm RO tại bệnh viện ước tính là 5.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người Phát ngôn Chính phủ Mai Tiến Dũng chủ trì Họp báo - Sputnik Việt Nam
Đà Nẵng nên học kinh nghiệm chống Covid-19 của Vũ Hán? Bộ Công an nói về các vụ án lớn

Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhận định tốc độ lây lan của chủng virus lần này tại Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng nhanh và phát tán rộng hơn nhiều lần so với ổ dịch ngày trước tại Bệnh viện Bạch Mai.

Các ca lây nhiễm tại Đà Nẵng trong đợt dịch này khá đa dạng với nhiều hình thức lây nhiễm khác nhau, trong đó bao gồm lây nhiễm trong gia đình, lây sang cho người quen thường xuyên tiếp xúc, lây qua các sự kiện như đám ma, đám giỗ, đám cưới với hoạt động ăn uống tập thể.

Bên cạnh đó, còn có nhiều điểm lây nhiễm đáng quan ngại khác như bến xe, trường học, công ty và các cơ sở y tế... Trong số đó, lây nhiễm trong các hộ gia đình khá phổ biến, số lượng trường hợp mắc theo cụm gia đình rất cao. Tính đến thời điểm này đã có 78 trường hợp trong 27 cụm gia đình - cao hơn rất nhiều so với giai đoạn trước (chỉ có 2 cụm gia đình nhỏ).

Đồng thời, do đặc điểm các hộ gia đình ở Việt Nam sống chung nhiều thế hệ, nên nguy cơ người già, trẻ em bị nhiễm bệnh rất cao. Hiện tại, tỉ lệ trẻ em mắc Covid-19 là 2,7%, người già trên 60 tuổi là 30,6%.

Về phần mình, đại diện Bộ Công Thương cho biết, hiện ở Việt Nam có 100 doanh nghiệp sản xuất khẩu trang y tế, có thể sản xuất 100 triệu khẩu trang mỗi tháng. Trong 6 tháng đầu năm 2020, Việt Nam đã xuất khẩu 557 triệu khẩu trang y tế, riêng tháng 6 xuất khẩu 236 triệu khẩu trang. Nguồn cung nguyên liệu cho sản xuất khẩu trang y tế được bảo đảm.

Ở thời điểm hiện tại, không có tình trạng thiếu khẩu trang y tế và khẩu trang vải, bảo đảm cho công tác chống dịch. Các cơ quan quản lý thị trường, công an các địa phương đã bắt được nhiều vụ khẩu trang, găng tay y tế giả, đã qua sử dụng được tái chế. Bộ Công Thương đề nghị xử lý nghiêm, khởi tố một số vụ để làm gương.

Nhân viên y tế đến tận nhà lấy mẫu xét nghiệm cho người lớn tuổi, sức đề kháng kém có nguy cơ lây nhiễm cao - Sputnik Việt Nam
6 ca Covid-19 tử vong, số ca nhiễm tăng cao, chủng coronavirus ở Đà Nẵng đã biến đổi?

Trong khi đó, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, đến hết ngày 6/8, đã có 8,5 triệu cài đặt ứng dụng Bluezone, trung bình mỗi ngày có thêm 2,5 triệu cài đặt mới. Trong số đó, Đà Nẵng, Quảng Nam, TPHCM, Hà Nội và Quảng Ninh là các tỉnh có tỷ lệ cài đặt cao. Đã có 21 trường hợp F1, F2 được phát hiện qua Bluezone.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, cần đẩy nhanh hơn nữa tốc độ cài đặt, khi cả nước có ít nhất 30 triệu cài đặt thì đạt yêu cầu tối thiểu và tốt nhất là 45 triệu người cài đặt. Đặc biệt là các tỉnh, thành phố có dịch nên chỉ đạo làm mạnh, đẩy nhanh cài đặt ứng dụng Bluezone để làm sao đạt được 30-45% dân số cài đặt.

Không viện lý do “cơ chế” mà chậm công tác chống dịch Covid-19

Phát biểu kết luận cuộc họp, Thủ tướng lưu ý, phải bảo đảm đủ thiết bị, vật tư y tế cho các địa phương có dịch, không để thiếu sinh phẩm, vật tư y tế, làm nhanh nhưng không để xảy ra tham nhũng.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng: Việt Nam độc lập, tự cường, không bị động, lúng túng, ngay cả với Covid-19

Tuyệt đối không được viện lý do vì cơ chế mà để chậm, “không được nói là vì tôi thiếu tiền, thiếu tiền thì phải xuất ngân sách dự phòng hoặc báo cáo gấp Trung ương để xử lý vấn đề này”.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, một trong những yêu cầu hiện nay là người dân phải đeo khẩu trang, trước hết là ở nơi công cộng, các thành phố lớn, nơi có dịch và cần mở rộng ra nhiều địa phương trong thời gian tới. Các địa phương phải vận động cũng như có hình thức cung cấp, mua bán khẩu trang phù hợp.

Thủ tướng cho biết ông hoan nghênh TP.HCM và Hà Nội xử phạt hành chính nghiêm khắc đối với cá nhân không sử dụng khẩu trang ở nơi đông người. Cần đẩy mạnh hơn nữa sản xuất máy thở và khẩu trang y tế cho các tỉnh, thành phố trọng điểm cũng. Bên cạnh đó, sẵn sàng thành lập các bệnh viện dã chiến tại những nơi cần thiết như Đà Nẵng, Quảng Nam, các thành phố đông người có nguy cơ lây nhiễm cao.

Thủ tướng đồng ý đề xuất mọi người dân có điện thoại thông minh nên cài đặt ứng dụng Bluezone theo khuyến nghị của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng. Đẩy mạnh truyền thông, nâng cao ý thức người dân, không chủ quan, luôn cảnh giác trước dịch bệnh, thông tin tời cộng đồng để hiểu hơn về sự nguy hiểm của dịch bệnh và nâng cao ý thức dự phòng. Thủ tướng hoan nghênh tỉnh Quảng Nam và nhiều địa phương đã thành lập tổ cộng đồng để vận động nhân dân, tiếp tục đi từng ngõ, gõ từng nhà, những khu có nhiều nguy cơ để phòng, chống có hiệu quả hơn.

Một người phụ nữ mang thức ăn cho người thân của mình trong một khu dân cư bị đóng cửa do một trường hợp nhiễm coronavirus được xác nhận, Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Nhật Bản ghi nhận ca mắc Covid-19 về từ Việt Nam, Đà Nẵng đổi chiến lược

Để có chiến lược phòng, chống dịch hiệu quả và bền vững, phải dựa cơ sở duy trì sự liên tục của các hoạt động kinh tế. Đổi lại, hoạt động kinh tế nhưng phải chú ý phòng dịch chặt chẽ. Không nhất thiết phải dừng các hoạt động kinh tế nhưng không phải vì kinh tế mà ảnh hưởng tới phòng chống dịch bệnh. Cần lưu ý phòng dịch chặt chẽ và không để xảy ra tình trạng ngăn sông cấm chợ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu bảo đảm hàng hóa phục vụ người tiêu dùng, đặc biệt TP. Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam, TPHCM, Hà Nội, Hải Phòng, Khánh Hòa, Quảng Ninh và nhiều tỉnh khác. Bên cạnh đó, xem xét tính toán nguồn dự trữ cung ứng lương thực thực phẩm đề phòng tình huống dịch kéo dài hơn dự kiến.

Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ diễn biến dịch, quyết định mức độ nguy cơ và áp dụng các biện pháp chống dịch phù hợp, kiên quyết. Bên cạnh đó, hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến hoạt động kinh tế-xã hội, sản xuất kinh doanh, đời sống người dân.

Đặc biệt không để đình trệ công việc, nhất là công việc có thời hạn, những hợp đồng xuất khẩu, các dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала