Các nhà báo của kênh truyền hình này lưu ý rằng Viện Robert Koch ở Đức công bố dữ liệu trên trang web của mình về số người đã khỏi bệnh do nhiễm coronavirus - nhiều người trong số này đã chính thức hồi phục hoàn toàn, nhưng họ không cảm thấy khỏe mạnh. Một số người tiếp tục bị khó thở, trong khi những người khác kêu đau đầu và mệt mỏi liên tục, rối loạn vị giác hoặc thường đánh trống ngực.
Hậu quả lâu dài
Một số người bị bệnh hồi tháng Ba, đến bây giờ vẫn không cảm thấy khỏe mạnh.
Lúc đầu, coronavirus được mô tả là bệnh phổi. Sau đó, các nghiên cứu cho thấy vi rút không chỉ gây hại cho phổi mà còn làm tổn thương nhiều cơ quan khác. Các nhà khoa học báo cáo tình trạng viêm mạch máu nghiêm trọng và phản ứng miễn dịch quá mức ở nhiều bệnh nhân.
Theo Das Erste, ngày càng có nhiều dữ liệu về những bệnh nhân, sau giai đoạn cấp tính, tức là khi cơ thể họ đã đánh bại được virus, họ phàn nàn về các biến chứng chậm trễ. Vẫn chưa thể xác lập, có bao nhiêu bệnh nhân "phục hồi" đối mặt với vấn đề này. Trong khi đó, các bác sĩ điều trị của họ thường không quan tâm nhiều đến những lời phàn nàn này, coi những biểu hiện đó là do bệnh nhân "tự nghĩ ra".
Trường Đại học Y khoa Hanover đã thành lập một khoa đặc biệt dành cho bệnh nhân coronavirus, nơi hàng trăm bệnh nhân từ khắp nước Đức đã đăng ký. Giáo sư Tobias Welte ước tính rằng 1 đến 3% tổng số người bị nhiễm coronavirus phải đối mặt với hậu quả lâu dài tương tự.
Ngoài các vấn đề về phổi, có một nhóm nghiêm trọng khác liên quan đến những phàn nàn về sự mệt mỏi liên tục. Nó bao gồm một loạt các bệnh - khả năng làm việc hạn chế, rối loạn nhận thức về mùi và vị, yếu cơ tay và chân. Về vị giác, cảm giác chua và mặn bị thay đổi đặc biệt đáng chú ý, nhưng điều này hầu như không bao giờ xảy ra với vị ngọt.
Đồng thời, các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết nguyên nhân gây ra hội chứng mệt mỏi này, nhưng có vẻ như hệ thống miễn dịch của người đã khỏi bệnh nhưng vẫn bị ảnh hưởng đi ra khỏi trạng thái ổn định trong một thời gian dài, và kết quả là sức mạnh cơ bắp giảm đi đáng kể.
Không phụ thuộc vào độ tuổi
Những hậu quả lâu dài không chỉ được phàn nàn bởi những bệnh nhân trong phòng chăm sóc đặc biệt, mà còn bởi những bệnh nhân trẻ hơn không bị bệnh trước đó, trong đó bệnh nhiễm coronavirus trải qua nhẹ hoặc trung bình. Các bác sĩ nhấn mạnh đối với những tác động chậm như vậy, tuổi tác không đóng vai trò gì. Họ mong đợi một làn sóng "bệnh nhân hậu coronavirus". Mặc dù tình trạng của họ đang dần được cải thiện, nhiều người vẫn cảm thấy không thể làm việc trong sáu tháng hoặc lâu hơn. Nhiều người trẻ chưa nhận thức đầy đủ về những nguy cơ liên quan đến căn bệnh này, - kênh truyền hình Das Erste cảnh báo.