Ở đây nói không chỉ về những người khỏe mạnh nhất có cơ hội sống sót tốt hơn. Các đại dịch làm thay đổi bộ gen người.
Truyền nhiễm từ bố mẹ sang con
Các nhà khoa học Hà Lan đã phát hiện ra rằng, những đột biến đã từng bảo vệ người cổ đại khỏi những căn bệnh nhiễm trùng chết người mang lại cho nhân loại hiện đại các loại bệnh tự miễn. Hơn nữa, loại bệnh tự miễn phụ thuộc vào nơi sống và quá trình di cư của tổ tiên trong vài nghìn năm qua.
Ví dụ, những người gốc Phi và Châu Âu miễn nhiễm với các mầm bệnh mà cư dân thời xưa ở Châu Phi và Âu-Á đã tiếp xúc. Sau mỗi trận dịch bùng phát ở một khu vực cụ thể, những người sống sót trở nên ít nhạy cảm hơn với một bệnh nhiễm trùng cụ thể vì họ mang đột biến DNA tồn tại dai dẳng. Đột biến gen được truyền sang con cái và sau đó có thể gây ra những bệnh tự miễn mới - bệnh Crohn, bệnh lupus hoặc viêm ruột.
Tuy nhiên, trước đây, những căn bệnh này không được chú ý - tuổi thọ trung bình của người xưa thấp hơn người ngày nay, người xưa ít khi sống đến độ tuổi khi xuất hiện nhiều rối loạn tự miễn dịch. Như các tác giả của công trình khoa học lưu ý, chính bởi vậy các đột biến gen đã là rất hữu ích vì chúng trở thành tác nhân của chọn lọc tự nhiên. Hiện nay tuổi thọ trung bình đã tăng lên, và nhân loại đang phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng của các bệnh nhiễm trùng mà tổ tiên đã mắc phải.
Ví dụ, ngày nay nhiều người trưởng thành ở châu Phi dễ mắc bệnh tim mạch. Theo các nhà nghiên cứu, đây là cái giá phải trả cho việc phòng bệnh sốt rét. Muỗi Plasmodium sp. gây bệnh sốt rét đã lây lan ở châu Phi trong hàng triệu năm. Kết quả là, trong quá trình chọn lọc tự nhiên, ở châu Phi đã hình thàn quần thể người có khả năng kháng lại bệnh sốt rét Plasmodium. Nhưng, tình trạng viêm mãn tính vì phải đối mặt với những vi sinh vật này dẫn đến sự phát triển của chứng xơ vữa động mạch - và chứng này có thể gây ra cơn đau tim hoặc đột quỵ.
Một ví dụ tương tự là những người có gen Neanderthal trong DNA. Họ được bảo vệ khỏi HIV loại 1 và nhiễm trùng tụ cầu, nhưng dễ bị dị ứng, có thể mắc bệnh hen suyễn và sốt cỏ khô.
Sốt rét do bệnh dịch hạch
Trong số những cư dân vùng Địa Trung Hải sống sót sau trận dịch hạch vào thời Trung cổ, đã có những người mang một đột biến gen hiếm gặp chịu trách nhiệm sản xuất pyrine - một loại protein giải phóng các cytokine gây viêm. Trong cơ thể đã hình thành một loại protein khiếm khuyết không cho phép trực khuẩn dịch hạch Yersinia pestis ngăn chặn phản ứng viêm của hệ thống miễn dịch. Không có gì đáng ngạc nhiên khi đột biến gen này lan rộng trong khu vực: ngày nay 1/10 người dân ở đây mang đột biến gen này.
Mặt trái của việc sở hữu đột biến gen bảo vệ khỏi bệnh dịch hạch là bệnh sốt Địa trung hải, một bệnh tự miễn di truyền. Những người mắc bệnh sốt Địa trung hải có thể bị sốt, toát mồ hôi, đau đầu, đau lưng, và suy nhược cơ thể.
Theo dữ liệu của một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã nghiên cứu bộ gen của hơn 2.000 cư dân Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại, đột biến có thể đã xảy ra cách đây khoảng 2-3 nghìn năm. Tuy nhiên, chọn lọc tự nhiên đã bắt đầu hoạt động sau đó - trong trận đại dịch hạch đầu tiên (541-767) và đại dịch thứ hai (1346-1875). Hơn nữa, đại dịch thứ hai có tác động mạnh hơn đến việc các đột biến gen thành một phần của cơ thể.