Đối đầu siêu cường Mỹ - Trung Quốc: Việt Nam khôn khéo “thêm bạn, bớt thù”

© REUTERS / Kryzentia Weiermann/Courtesy U.S. NavyBiển Đông
Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong bối cảnh tình hình Biển Đông ngày càng diễn biến phức tạp, cạnh tranh giữa các siêu cường Mỹ - Trung Quốc gia tăng, nhiều thách thức chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng đặc biệt là ở những vấn đề nhạy cảm đặt Việt Nam vào vị thế không đơn giản, làm sao có thể cân bằng cán cân quyền lực, quan hệ giữa các cường quốc.

Liên minh chống Trung Quốc, theo nhiều chuyên gia, là ván cờ được ăn cả ngã về không của Trump. Thậm chí, theo nhiều chuyên gia, việc nỗ lực bài xích Trung Quốc của chính quyền Hoa Kỳ cũng khó mà dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang.

Đồng thời, dù ASEAN đã không còn phụ thuộc Trung Quốc như xưa, Mỹ cũng khó lòng “mua chuộc” hay buộc các nước Đông Nam Á phải “chọn phe”. Các nước ASEAN sẽ không bị cuốn vào việc theo bên nào, Mỹ hay Trung Quốc.

Vì sao Trump chọn đối đầu căng thẳng với Trung Quốc?

Trao đổi về vấn đề này, GS. Carl Thayer, Đại Học New South Wales, Học viện Quốc phòng Australia bày tỏ nhiều quan điểm liên quan, nhận định về thế cuộc thực tế giữa các nước có quan hệ hợp tác với Việt Nam hiện nay, cũng như hướng đi mà Hà Nội nên áp dụng để cân bằng chiến lược quan hệ quốc tế, quyết sách đối ngoại trong tình hình mới.

Thời gian qua, ngày càng xuất hiện nhiều ý kiến cho rằng, đối đầu Mỹ - Trung hiện nay và trong thời gian tới đang leo thang căng thẳng, thậm chí Washington sẽ còn tiếp tục chĩa dùi về phía Bắc Kinh liên quan đén những lĩnh vực như thương mại, nhân quyền hay cáo buộc chính quyền Chủ tịch Tập Cận Bình liên tục có những hành động o ép, bắt nạt Việt Nam cùng các nước láng giềng ở Biển Đông, từ chối các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp.

Mike Pompeo - Sputnik Việt Nam
Hoa Kỳ kích động Trung Quốc xung đột quân sự ở Biển Đông
Thậm chí, có những chiều hướng bi quan cho rằng, xung đột Hoa Kỳ- Trung Quốc nếu kéo dài và không thể giải quyết, hai bên còn tiếp tục các đòn trừng phạt nhằm vào nhau, thì có thể dẫn tới Chiến tranh Lạnh 2.0. Tất cả các quốc gia, khu vực có quan hệ chính trị, kinh tế, thương mại đối với hai siêu cường này sẽ gặp rất nhiều thách thức “phi truyền thống”, khó nằm ngoài “guồng quay” cuộc đọ sức của hai cường quốc.

Thông tin về việc này với TPO, GS Thayer cho rằng, hiện nay đang có hai xu hướng rất dễ thấy. Đầu tiên, Tổng thống Mỹ đang chọn nước cờ mạo hiểm nhưng hợp với phong cách của nhà lãnh đạo Donald Trump – chơi con bài chống Trung Quốc (hầu như trên mọi mặt trận) với tư cách là một phần trong chiến lược vận động tranh cử của ông và Đảng Cộng hòa để tranh thủ sự ủng hộ của những người có chung tư tương “bài xích Trung Quốc” có thể giúp ông tái đắc cử.

Theo GS. Carl Thayer, ông Trump và bộ máy của mình, những thành viên chủ chốt trong nội các suốt thời gian qua đã phát triển đường hướng chống Trung Quốc để “che đậy sự thất bại của tổng thống” trong việc thể hiện sự lãnh đạo mạnh mẽ trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.

GS người Úc nhấn mạnh rằng, chính ông Trump gọi coronavirus mới là “virus Trung Quốc”.

“Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo còn cực đoan hơn khi kêu gọi thành lập liên minh “các quốc gia tự do” để dẫn tới thay đổi chế độ bằng cách phế truất quyền lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Cùng lúc đó, ông Trump và các cố vấn của mình cho rằng, đối thủ của họ, ông Joe Biden, là “yếu đuối đối với Trung Quốc”, GS. Thayer chỉ ra những nét chính trong chiến dịch chống Trung Quốc của chính quyền Mỹ.
© AP Photo / Andy WongPhụ nữ đeo khẩu trang đi ngang qua một bảng quảng cáo ở Bắc Kinh
Đối đầu siêu cường Mỹ - Trung Quốc: Việt Nam khôn khéo “thêm bạn, bớt thù” - Sputnik Việt Nam
Phụ nữ đeo khẩu trang đi ngang qua một bảng quảng cáo ở Bắc Kinh

Thứ hai, theo vị chuyên gia, có một xu hướng mang tính hòa giải hơn của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các quan chức khác của Trung Quốc.

Bộ ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị - Sputnik Việt Nam
Tại sao Mỹ không thể xúi giục các nước Châu Á - Thái Bình Dương chống lại Trung Quốc?
Dù áp dụng chính sách ngoại giao “chiến lang”, tuy nhiên, Bắc Kinh kêu gọi chính quyền Trump dừng kích động một cuộc Chiến tranh Lạnh mới, đổi thái độ làm việc với Trung Quốc theo hướng hợp tác để giải quyết vấn đề xung đột thương mại.

“Cả Trung Quốc và Mỹ tham gia cuộc chiến ngôn từ và thể hiện cơ bắp ở biển Đông”, GS. Carl Thayer nêu rõ.

Khác với Mỹ, theo vị chuyên gia Australia, Trung Quốc chọn cách ứng xử ôn hòa, thâm sâu hơn. Bắc Kinh không muốn dồn Donald Trump vào chân tường bằng cách chọc giận nhà lãnh đạo Hoa Kỳ trong chiến dịch tranh cử chiếc ghế Tổng thống ở Nhà Trắng tháng 11 tới đây.

Theo GS. Carl Thayer, khả năng tính toán sai, liên lạc sai là rủi ro luôn hiện hữu. Tuy vậy, trong thế cân bằng, không bên nào coi đối đầu vũ trang mang lại lợi ích cho họ.

Ông Thayer nhấn mạnh, cả Mỹ và Trung Quốc đều cần nền kinh tế thế giới phục hồi sau đại dịch do coronavirus gây ra để tái khởi động nền kinh tế, tránh đứt gãy, giảm thiểu tối đa thiệt hại cho người dân.

Liên minh chống Trung Quốc: Ván cờ được ăn cả ngã về không của Trump?

Bày tỏ ý kiến về việc sẽ tiếp tục có sự tách rời giữa hai nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc trong những lĩnh vực nhạy cảm, đối với nền an ninh quốc gia như công nghệ viễn thông, trí tuệ nhân tạo và sức khỏe cộng đồng (chẳng hạn như dược phẩm, công nghệ, thiết bị bảo hộ y tế, máy thở).

GS người Úc cho rằng, kể cả sau bầu cử Tổng thống Mỹ, giữa hai bên vẫn sẽ có những hạn chế, căng thẳng.

“Nếu ông Trump thắng cử, ông sẽ tiếp tục thúc đẩy chính sách “nước Mỹ là số Một. Nước Mỹ trên hết”. Trong khi đó, ông Joe Biden từng bắn tín hiệu về mua sắm chính phủ, nhưng cũng ưu tiên cho hàng hóa sản xuất ở Mỹ. Tuy nhiên, sự phụ thuộc qua lại lẫn nhau về kinh tế ở mức độ thấp hơn giai đoạn trước Covid-19 sẽ vẫn ràng buộc hai quốc gia này”, GS. Thayer nhấn mạnh.

Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Quân PLA dồn dập tập trận ở Biển Đông: Trung Quốc muốn đe dọa Việt Nam?
Đối với khả năng, xu hướng thành lập liên minh chống Trung Quốc do Mỹ dẫn đầu, đặc biệt là khả năng thành lập nhóm nước chống Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, GS.Carl Thayer nhận định, trên thực tế, có rất ít khả năng lời kêu gọi của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo rằng “các quốc gia tự do” đoàn kết thập tự chinh chống Đảng Cộng sản Trung Quốc để thay đổi chế độ sẽ có lực kéo, sẽ thu hút được sự hưởng ứng.

Theo ông Carl Thayer, chính Úc, Nhật Bản và các nước lớn ở châu Âu có mối liên kết kinh tế sống còn với Trung Quốc. Úc đã đánh tín hiệu rõ ràng rằng, Úc sẽ không hành động cùng với Mỹ nếu làm tổn hại quan hệ của Úc với Trung Quốc.

Điều có khả năng xảy ra hơn là các đối tác và đồng minh của Mỹ sẽ hợp tác với Mỹ về một số vấn đề tối quan trọng với an ninh quốc gia của họ, như chống sự can thiệp của Trung Quốc vào công việc nội bộ, tin tặc Trung Quốc, Trung Quốc đưa thông tin sai lệch, Trung Quốc đe dọa về kinh tế và chính trị.

“Có các dấu hiệu rõ ràng rằng, ít nhất bốn nước ven Biển Đông giờ đây có nhiều điểm chung về vấn đề biển Đông hơn so với trước đây”, ông Thayer cho hay.

Ông dẫn minh chứng, tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36, tuyên bố chủ tịch có nêu: “Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) là nền tảng xác định các quyền lợi biển, quyền chủ quyền, tài phán và lợi ích hợp pháp đối với các vùng biển, và UNCLOS 1982 đặt ra khuôn khổ pháp lý cho tất cả hành động trên biển, đại dương phải tuân theo”.

Do đó, theo vị chuyên gia, các nước ASEAN sẽ không bị cuốn vào việc theo bên nào, Mỹ hay Trung Quốc.

Việt Nam cần làm gì trong cạnh tranh giữa các siêu cường?

Liên quan đến các nước có cùng tranh chấp lãnh thổ, biển đảo với Trung Quốc ở Biển Đông, GS Carl Thayer cho biết, mỗi quốc gia có hướng tiếp cận và giải quyết các vấn đề khác nhau, nhưng tựu chung tất cả, đều hướng đến mục tiêu cao nhất là bảo vệ quyền và lợi ích quốc gia của mình ở Biển Đông trước các thế lực thù địch.

máy bay ném bom H-6K - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc bắn tên lửa ở Biển Đông: Dọa Mỹ, bắt nạt Việt Nam và các nước láng giềng

“Việt Nam và Philippines là thành viên ASEAN và Australia là đồng minh hiệp ước của Mỹ. Cả Úc và Việt Nam có thể hợp tác với nhau vì có sự tương đồng cao trong quan điểm, viễn cảnh chiến lược”, GS. Thayer cho hay.

Đối với Manila, theo vị chuyên gia, chừng nào ông Rodrigo Duterte còn là Tổng thống Philippines, nước này còn hành xử thất thường.

Cụ thể, Philippines nên làm việc để sửa chữa quan hệ của mình với Mỹ để tránh áp lực của Trung Quốc.

“Nhưng ông Duterte không tin Mỹ. Ông sẽ ngả theo Trung Quốc, hy vọng nhận được các nguồn vốn lớn để phát triển cơ sở hạ tầng của Philippines. Khi Trung Quốc khiêu khích hoặc can thiệp vào biển Đông, vào vùng biển của Philippines, ông Duterte sẽ do dự, miễn cưỡng, không muốn quay sang Mỹ”, ông Thayer chỉ rõ.

Trong khi đó, Australia đã nêu bật lập trường và quan điểm của mình. Canberra và Washington vừa qua đã ký tuyên bố bí mật về nguyên tắc ưu tiên bố trí lực lượng và hợp tác quốc phòng liên minh khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Ngoài ra, Australia cũng làm việc với chính quyền Hoa Kỳ hợp tác trên nhiều mặt trận với tư cách đồng minh hiệp ước trên cơ sở đảm bảo lợi ích quốc gia của Úc.

Tuy nhiên, chính Ngoại trưởng Úc Marise Payne cũng thẳng thắn nói rõ, Canberra sẽ không làm gì gây tổn hại quan hệ của Úc với Trung Quốc.

Scott Morrison - Sputnik Việt Nam
Việc Úc củng cố liên minh với Hoa Kỳ để chống Trung Quốc làm tổn hại lợi ích kinh doanh của nước này

“Mọi người hiểu rằng, Australia sẽ không thực hiện tuần tra tự do hàng hải gần các đảo nhân tạo mà Trung Quốc chiếm đóng và quân sự hóa ở Trường Sa. Nhưng Úc sẽ nhập hội với Mỹ và các nước khác trong các cuộc tập trận hải quân đa phương ở Biển Đông”, ông Thayer lý giải thêm.

Đồng thời, thành phố Darwin ở miền bắc Úc cũng đóng vai trò là trung tâm cho các cuộc tập trận và hoạt động quân sự hốn hợp, hiệp đồng huấn luyện tác chiến Mỹ - Úc.

Theo vị chuyên gia, các nước khác sẽ được mời tham gia. Nhiều khả năng sẽ có thêm lính thủy đánh bộ Mỹ được luân chuyển tới Darwin, ở đó cả năm rồi đi. Mỹ đã đồng ý tài trợ dự trữ nhiên liệu. Cả hai bên sẽ bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị và nền tảng quân sự.

“Cùng lúc đó, Mỹ sẽ theo đuổi việc tham gia độc lập của mình trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cùng với Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam. Việt Nam nên hiệu chỉnh chính sách “vừa hợp tác vừa đấu tranh” của mình với tất cả các siêu cường, kể cả Trung Quốc”, vị GS Úc nêu rõ.
Tướng Vịnh: Việt Nam ứng xử khôn khéo, giữ để không có kẻ thù

Chia sẻ về vấn đề tạo thế cân bằng chiến lược cho đất nước trong điều kiện tình hình thế giới và khu vực, nhất là ở Biển Đông có nhiều biến động, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam cho biết, hiện nay, Việt Nam đã đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định khu vực và thế giới, tham gia vào công việc chung, tạo ra sự cân bằng chiến lược cho đất nước.

© AP Photo / Tran Van MinhCác chiến sĩ Việt Nam
Đối đầu siêu cường Mỹ - Trung Quốc: Việt Nam khôn khéo “thêm bạn, bớt thù” - Sputnik Việt Nam
Các chiến sĩ Việt Nam

Theo tướng Vịnh, khi tham gia các hoạt động hợp tác quốc phòng với các nước trên thế giới, cơ sở đặc biệt quan trọng giúp chúng ta thành công là lịch sử của đất nước. Lịch sử của chúng ta rất đặc biệt và đáng tự hào.

“Trước đây, chúng ta quan niệm bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ lãnh thổ, không theo ai, không dựa vào ai và không xâm phạm ai. Cái đó hoàn toàn đúng trong thời gian dài và phát triển như hôm nay. Nhưng trong giai đoạn hiện nay còn cần phải đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định khu vực và thế giới, tham gia vào công việc của thế giới, tạo ra sự cân bằng chiến lược cho đất nước”, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam nêu rõ.

Theo đó, để thực hiện được chiến lược và mục tiêu trên, Việt Nam ngoài cần chính sách ngoại giao khôn khéo, đường lối đúng đắn thì cần có nền tảng quân đội mạnh và bản thân quốc gia phải mạnh.

Thuyền trưởng Hải quân Hoa Kỳ David Bretz với quân đội trên tàu USNS Mercy tại Nha Trang, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đã có chiến lược riêng ở Biển Đông, quyết không liên minh quân sự

Theo đại diện Bộ Quốc phòng Việt Nam, trong bối cảnh khu vực và thế giới hiện nay, còn tồn tại rất nhiều thách thức, xu thế chung là hòa bình và ổn định, không bị xâm hại từ bên ngoài và không bị phá vỡ từ bên trong.

“Tuy nhiên, cũng đang có rất nhiều thách thức ở phía trước. Đó là những thèm muốn, dòm ngó bên ngoài với những giá trị cơ bản của đất nước ta. Đó là những nguy cơ “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong chính nội bộ. Chỉ cần chúng ta lơ là điều đó giây lát thôi thì nguy cơ đối với độc lập, tự do sẽ thành sự thật”, Tướng Nguyễn Chí Vịnh bày tỏ.

Đồng thời, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cũng nhắc đến thực tế việc phải đối diện nguy cơ tụt hậu. Tụt hậu trong quốc phòng là giảm khả năng bảo vệ đất nước, giảm khả năng tránh cho đất nước bị tổn thương bởi các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống.

Theo đó, phải tạo môi trường thuận lợi cho phát triển đất nước. Đó là tăng cường quan hệ quốc tế, giữ để không có kẻ thù, chỉ có bạn, đối tác để hợp tác và đối tượng để chúng ta đấu tranh

“Biết địch biết ta trăm trận trăm thắng. Dự báo sớm, dự báo đúng thì khả năng chiến thắng sẽ rất cao, để những người đang có dã tâm nhòm ngó lợi ích của chúng ta từ bỏ cái dã tâm đó đi. Chúng ta không làm hại đến ai nhưng luôn bảo vệ lợi ích của mình và tôn trọng lợi ích của người khác. Dự báo sớm để hóa giải nguy cơ từ sớm, từ xa, chứ không phải để ngồi đó và chờ đợi kẻ thù đến”, Tướng Vịnh nêu rõ.
Hiệp định nghề cá giữa Việt Nam và Trung Quốc hết hiệu lực: Căng thẳng Biển Đông có tăng?

Ngày 30/8 vừa qua, Hiệp định Hợp tác nghề cá trong vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc hết hiệu lực. Phía Việt Nam kêu gọi ngư dân trở lại bám biển sản xuất bình thường, nhưng tuyệt đối tuân thủ chỉ khai thác trong phạm vi vùng biển Việt Nam.

Tổng Cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa có thông báo cho biết, Hiệp định Hợp tác Nghề cá ở vịnh Bắc Bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Hiệp định) đã chính thức hết hiệu lực.

© Sputnik / Anton Denisov / Chuyển đến kho ảnhngư dân Việt Nam
Đối đầu siêu cường Mỹ - Trung Quốc: Việt Nam khôn khéo “thêm bạn, bớt thù” - Sputnik Việt Nam
ngư dân Việt Nam

Hiệp định này được ký kết ngày 25/12/2000, có hiệu lực kể từ ngày 30/6/2004 đến ngày 30/6/2019. Trong năm 2019, được sự đồng ý của Chính phủ hai nước, Hiệp định được gia hạn hiệu lực thêm 1 năm đến ngày 30/6/2020.

“Để đảm bảo hoạt động khai thác hải sản của ngư dân trong vùng biển vịnh Bắc Bộ được diễn ra bình thường trong thời gian hai nước tổ chức đàm phán xác định các nội dung hợp tác tiếp theo, Bộ NN&PTNT đã thông báo và đề nghị Ủy ban nhân dân  các tỉnh, thành phố ven biển chỉ đạo cơ quan chức năng triển khai ngay việc thông báo cho ngư dân tham gia hoạt động khai thác hải sản trên biển biết về việc hết hiệu lực hoàn toàn của Hiệp định Hợp tác Nghề cá vịnh Bắc Bộ Việt Nam - Trung Quốc”, thông báo của Tổng cục Thủy sản nhấn mạnh.

Theo đó, vùng đánh cá chung và vùng đệm cho tàu cá nhỏ được thiết lập theo quy định của Hiệp định cũng hết hiệu lực.

Tàu cá khai thác xa bờ neo đậu tại cảng cá Ninh Chữ (huyện Ninh Hải, Ninh Thuận). - Sputnik Việt Nam
Ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc tấn công: Xói mòn niềm tin hai dân tộc
Như vậy, cơ quan chức năng hai nước sẽ quản lý hoạt động của tàu cá trong vịnh Bắc Bộ theo đường phân định vịnh Bắc Bộ được quy định tại Điều 2 Hiệp định giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền Kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong Vịnh Bắc Bộ.

Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT đang yêu cầu các địa phương hướng dẫn ngư dân tiếp tục bám biển sản xuất bình thường trong phạm vi vùng biển của Việt Nam, đồng thời tổ chức thành đoàn, đội khi đi sản xuất để hỗ trợ nhau trên biển.

Điều này sẽ hỗ trợ các ngư dân kịp thời thông báo và báo cáo cho cơ quan chức năng về các hành vi vi phạm của tàu cá nước ngoài trong vùng biển của Việt Nam, hoạt động kiểm soát, thu giữ tài sản, bắt giữ người và tàu cá của lực lượng thực thi pháp luật trên biển nước ngoài.

Nhà chức trách Việt Nam nhấn mạnh, các cơ quan chức năng trung ương và địa phương cũng tăng cường giám sát hoạt động của tàu cá trên biển, đặc biệt là các tỉnh, thành phố ven biển vịnh Bắc Bộ, đặc biệt là phải tuyên truyền, nhắc nhở ngư dân hoạt động theo sơ đồ vùng biển trong vịnh Bắc Bộ, không vượt sang vùng biển phía Đông đường phân định vịnh Bắc Bộ để khai thác hải sản, tránh xâm phạm vào vùng biển của Trung Quốc.

Trong tháng 8 vừa qua, đã có ít nhất 11 ngư dân Ninh Thuận bị Hải Cảnh Trung Quốc bắt giữ khi đang hành nghề đánh bắt hải sản ở ngư trường Vịnh Bắc Bộ với cáo buộc có hành vi “đánh bắt cá trái phép”.

Trong khi các tranh chấp về biển đảo ở Biển Đông, chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa, Trường Sa cũng như tại các vùng biển còn nhiều vấn đề nhạy cảm, sự cẩn thận của ngư dân, các lực lượng tham gia vào tuyến hàng hải trọng điểm ở Biển Đông cũng góp phần vừa củng cố, bảo vệ chủ quyền quốc gia, vừa hạn chế xung đột, tạo cớ để Trung Quốc có thể lợi dụng gây bất lợi cho Việt Nam.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала