"Các bên chỉ trích (vắc-xin Nga) có thể đã vội vàng khi đưa ra đánh giá, vì khoa học không phải là tài sản của nhà nước... Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm không phải là vấn đề đối với một quốc gia như Nga. Các quốc gia khác trên thế giới cũng có các công nghệ cần thiết. Các quốc gia không khó để sở hữu công nghệ đó và bắt đầu sản xuất. Có lẽ trong vấn đề này có động cơ chính trị,” – ông Mohafaza nói.
Cần chờ đợi
Trước đó, kênh truyền hình CBS News dẫn nguồn từ các nhà khoa học Mỹ đưa tin về những hoài nghi hiệu quả của vắc-xin chống COVID-19 của Nga, lưu ý rằng việc cạnh tranh để cải tiến một loại thuốc như vậy trong bối cảnh đại dịch phải đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhất, vì vấn đề này không chỉ giới hạn ở lợi ích của một quốc gia riêng biệt, mà ảnh hưởng đến cả nhân loại.
Cuộc chiến vắc xin
Trả lời câu hỏi liệu có "cuộc chiến vắc xin" hay không, ông Mohafaza nói rằng "vấn đề này có khía cạnh y tế và kinh tế."
"Số lượng ca bệnh đang tăng lên mỗi ngày. Khoảng 170 công ty đang thử nghiệm vắc-xin. Tất cả vắc-xin trên thế giới chủ yếu do hai hoặc ba công ty sản xuất, nhưng có nhiều tổ chức nghiên cứu vấn đề coronavirus và họ làm điều đó một cách đáng kinh ngạc," - ông nói.
Mặt khác, theo nhà khoa học, bức tranh này có mặt tích cực. Chỉ có hai hoặc ba tổ chức phát triển vắc-xin, một số quốc gia sẽ được ưu tiên nhận thuốc, trong khi đó nhiều quốc gia không có cơ hội được nhận, ông Mohafaza cho biết.
Bộ Y tế Nga trước đó đã đăng ký loại vắc xin ngừa COVID-19 đầu tiên trên thế giới do Trung tâm Nghiên cứu Gamaleya kết hợp với Quỹ Đầu tư Trực tiếp của Nga RDIF phát triển. Người đứng đầu RDIF Kirill Dmitriev cho biết rằng Quỹ đã nhận được đơn đăng ký từ hơn 20 quốc gia để mua một tỷ liều vắc-xin chống coronavirus của Nga. Đồng thời, ông Dmitriev lưu ý rằng Nga đã đồng ý về việc sản xuất vắc-xin ở 5 quốc gia, năng lực hiện có cho phép sản xuất 500 triệu liều mỗi năm. Cuối tháng 8, Bộ Y tế Liên bang Nga đã cấp giấy phép cho trung tâm Gamaleya tiến hành các nghiên cứu sau đăng ký vắc-xin ngừa coronavirus.