Quan hệ Nga-Trung: Cùng chung kẻ thù?
Theo vị chuyên gia, Bắc Kinh và Moskva đã nâng tầm quan hệ của mình lên cấp độ chiến lược cao hơn sau khi phương Tây phát động cuộc chiến kinh tế chống lại Liên bang Nga.
Đồng thời, chính phủ hai nước Nga- Trung tiếp tục xích lại gần nhau thời gian qua. Vào tháng 8, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi Nga và Trung Quốc cùng đồng lòng "chống lại thói bá quyền và chủ nghĩa đơn phương”.
"Ai cũng có thể đoán được hàm ý phát ngôn của Chủ tịch Tập”, - ông Bandow thẳng thắn.
Tác giả trong bài bình luận phân tích của mình trên NI cũng chỉ ra mối quan hệ ngày càng chặt chẽ giữa hai quốc gia trong lĩnh vực quân sự. “Đồng tâm hiệp lực” với nhau, Nga và Trung Quốc sẽ tạo thành đối trọng đáng kể đối với tham vọng bá quyền của Hoa Kỳ.
Vị chuyên gia khẳng định: “Giờ đây, ngay cả phe đồng minh ủng hộ trung thành với quyền lực tối cao mãnh liệt của Mỹ cũng tỏ ra lo lắng về mối quan hệ chặt chẽ giữa nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu và quốc gia sở hữu lực lượng quân đội mạnh thứ hai thế giới”.
Tại sao Mỹ nên làm bạn với Nga?
Tác giả Bandow bày tỏ quan điểm rằng giới lãnh đạo Mỹ nên ngồi lại với các chính trị gia Nga cùng đàm phán và tìm kiếm thỏa hiệp phù hợp với cả hai bên.
Ví dụ, Hoa Kỳ có thể tuyên bố chấm dứt kỷ nguyên tái mở rộng NATO. Tuy nhiên, theo chuyên gia của NI, mục tiêu mà Washington đặt ra không nên chỉ tập trung vào việc biến Nga trở thành đồng minh của Mỹ mà là ngăn quốc gia này trở thành đồng minh của Trung Quốc.
"Giới chính trị gia Mỹ cần phải thừa nhận rằng Nga có những lợi ích quốc gia, dân tộc của riêng mình mà họ sẽ kiên định theo đuổi bất kể mong muốn của Washington là gì đi nữa”, ông Bandow nhấn mạnh.
Trong phần kết luận bài phân tích, chuyên gia NI khẳng định rằng Mỹ và châu Âu nên cố gắng xây dựng một mối quan hệ đối tác, văn minh và mang tính xây dựng hơn với Nga, bởi cách tiếp cận “mềm mỏng” như vậy sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn từ quan điểm tăng cường an ninh của Hoa Kỳ so với việc khởi động cuộc Chiến tranh Lạnh khác.