GS lưu ý rằng không nên đánh giá tình hình chỉ dựa trên dữ liệu về số lượng ca lây nhiễm, còn các trường hợp mắc COVID-19 nhưng không bộc lộ triệu chứng chưa hẳn là luôn xấu.
«Chúng ta không nên chỉ giới hạn bởi số lượng lây nhiễm khi đánh giá tình hình», - chuyên gia virus học nêu ý kiến.
Lối tiếp cận khác
Theo lời GS Đức, bất kể sự gia tăng con số mắc bệnh COVID-19 ở Đức và các nước châu Âu khác, khó nói trước về tỷ lệ tử vong. GS lưu ý rằng chúng ta không được để «cuộc sống dừng lại» và không một ai, dù là chính khách cấp cao hay chuyên gia virus học, nhà dịch tễ học tài năng, có thể biết «cách thức đúng đắn duy nhất để chống đại dịch».
Theo quan điẻm của GS Streck, tình trạng lây lan bệnh dịch cần được ngăn chặn tối đa, nhưng đồng thời, có thể giải thích dữ liệu về số người lây nhiễm theo cách khác so với bây giờ.
«Dưới góc độ quan điểm xã hội, những trường hợp nhiễm bệnh mà không có triệu chứng không hẳn là luôn luôn tồi tệ. Càng nhiều người bị lây nhiễm mà không biểu lộ triệu chứng thì chí ít là trong một thời gian ngắn sẽ càng có miễn dịch rộng hơn. Như vậy sẽ không thể thúc đẩy đại dịch phát triển mạnh nữa», - GS từ ĐHTH Bonn lý giải.