Phòng thủ hay thử nghiệm. Vì sao Mỹ cần phòng thí nghiệm sinh học gần biên giới Nga?

© AFP 2023 / Rhona WiseNgười trong bộ phận bảo vệ hóa học
Người trong bộ phận bảo vệ hóa học - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
“Núp bóng hỗ trợ cho Tổ chức Hợp tác Thượng Hải trong công tác chống dịch, Washington đang thu thập dữ liệu sinh học”, - Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev tuyên bố tại cuộc họp với các đồng nghiệp SCO. An toàn sinh học ở các nước láng giềng khiến Matxcơva lo lắng.

Có nhiều câu hỏi dành cho các phòng thí nghiệm mà Mỹ đã thành lập ở Gruzia, Kazakhstan, Tajikistan và Uzbekistan. Điều gì đang được nghiên cứu ở đó? Sau đây là tài liệu của Sputnik về chủ đề này.

Mỹ đã bắt đầu thành lập những phòng thí nghiệm sinh học ở Trung Á và vùng Kavkaz ngay sau khi Liên Xô sụp đổ. Không cần xây dựng gì cả: hầu hết các phòng thí nghiệm được thành lập trên cơ sở các viện nghiên cứu của Liên Xô. Kể từ những năm 1950, các cơ sở khoa học này đã nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm và phát triển các loại vắc xin phòng bệnh dịch hạch, thương hàn và dịch tả. 

 Xác nhận trường hợp đầu tiên lây nhiễm MERS bên ngoài cơ sở y tế - Sputnik Việt Nam
7 loại virus chết người được tạo ra trong phòng thí nghiệm

Vào những năm 1970, cuộc chạy đua vũ trang giữa Matxcơva và Washington được bổ sung bởi mối đe dọa của chiến tranh sinh học và hóa học. Đã có tin đồn rằng, tại các phòng thí nghiệm của các nước xã hội chủ nghĩa, các chuyên gia thử nghiệm vũ khí mà chính quyền Liên Xô dự định sử dụng chống lại phương Tây. Không có bằng chứng xác thực chứng minh điều này. Tuy nhiên, sau khi Liên Xô sụp đổ, điều quan trọng là phải ngăn chặn rò rỉ từ các trung tâm nghiên cứu này.

Hoa Kỳ đề nghị hỗ trợ. Vào đầu những năm 1990, Mỹ đã giúp Matxcơva thanh lý các kho vũ khí hạt nhân, hóa học và sinh học ở các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ. Hai thượng nghị sĩ Sam Nunn và Richard Lugar đã phát triển "Chương trình giảm thiểu nguy cơ hạt nhân”, và các phòng thí nghiệm sinh học ở Trung Á và vùng Kavkaz đã được hiện đại hóa trong khuôn khổ chương trình này. 

Trên thực tế, với sự hỗ trợ của Mỹ, các cơ sở quân sự của Liên Xô cũ đã biến thành các trung tâm nghiên cứu dân sự. Nhưng, tình hình dịch bệnh ở Kazakhstan, Uzbekistan, Tajikistan, Gruzia vẫn rất phức tạp. Những đợt bùng phát dịch tả, viêm gan và thương hàn vẫn được ghi nhận ở đó.

Washington đã phân bổ kinh phí cho việc nghiên cứu các căn bệnh nguy hiểm – nhưng, với điều kiện các chuyên gia Mỹ cũng sẽ làm việc tại các phòng thí nghiệm này. Những chủng virus được tìm thấy ở các khu vực này đã được gửi sang các trung tâm nghiên cứu phương Tây. Mỹ giải thích rằng, ở Châu Âu và Hoa Kỳ, các chuyên gia có điều kiện tốt hơn để nghiên cứu virus và tạo ra vắc-xin.  

phòng thí nghiệm - Sputnik Việt Nam
Giorgadze trình bày dữ liệu mới về vũ khí vi khuẩn ở Gruzia

Khi Matxcơva hỏi tại sao các khoản tài trợ cho các phòng thí nghiệm được phân bổ từ ngân sách của Lầu Năm Góc và NATO, người Mỹ thường trả lời: các cuộc nghiên cứu đang được tiến hành vì mục đích hòa bình.

Theo đơn đặt hàng của Lầu Năm Góc

Chủ đề này trở nên đặc biệt gay gắt vào năm 2018, khi cựu Bộ trưởng An ninh Gruzia Igor Giorgadze cho biết rằng, mấy chục người đã chết sau khi điều trị tại Trung tâm Nghiên cứu Y tế Công cộng Richard Lugar. Ông Giorgadze không loại trừ rằng, phòng thí nghiệm này đã thử nghiệm một loại chế phẩm trên người.

Cựu bộ trưởng an ninh Gruzia đã thu hút sự chú ý đến việc, phòng thí nghiệm này có mức độ an toàn sinh học cao nhất. Hơn nữa, trung tâm này có "thiết bị phun các chất độc hại và đạn dược làm bằng vật liệu hoạt tính sinh học".

"Tại sao một cơ sở có mục đích bảo vệ sức khỏe của người dân lại có những thứ như vậy?" - ông Giorgadze nêu câu hỏi.
© Ảnh : U.S. Army photo by Lt. Col. Jamie BlowTrung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng Richard Lugar, Gruzia
Phòng thủ hay thử nghiệm. Vì sao Mỹ cần phòng thí nghiệm sinh học gần biên giới Nga? - Sputnik Việt Nam
Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng Richard Lugar, Gruzia

Đồng thời, ông cho biết thêm, các nhân viên của trung tâm không giấu giếm việc họ đang thực hiện các đơn đặt hàng của Lầu Năm Góc.

Phía Mỹ đã gọi những cáo buộc của ông Giorgadze là vô lý, và nhắc lại rằng, phòng thí nghiệm chỉ tham gia vào sự phát triển hòa bình. Phía Nga đã lên tiếng phản đối. Ông Vladimir Ermakov, người đứng đầu bộ phận không phổ biến và kiểm soát vũ khí của Bộ Ngoại giao Nga, tuyên vố, Nga phản đối Mỹ tạo ra các phòng thí nghiệm sinh học ở khu vực sát gần biên giới Nga. 

Để xóa tan mọi nghi ngờ, các nhà chức trách Gruzia đã đồng ý với việc các chuyên gia Nga có thể đến thăm Trung tâm Lugar. Nhưng, kế hoạch này đã bị cản trở do cuộc khủng hoảng năm ngoái trong mối quan hệ giữa hai nước.

Chủng virus Kazakhstan

Matxcơva cũng lo ngại về hoạt động của các phòng thí nghiệm sinh học ở Kazakhstan. Vào tháng 5, tại Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO), ông Sergei Lavrov tuyên bố, Nga phản đối các phòng thí nghiệm sinh học mà Mỹ đã thành lập sát gần biên giới Nga. 

Phòng thí nghiệm virus học - Sputnik Việt Nam
Mục đích của các phòng thí nghiệm sinh học mà Mỹ thành lập ở Trung Á và Kavkaz là gì?

Trung Quốc cũng lên tiếng phản đối, yêu cầu Mỹ đóng cửa tất cả các cơ sở nghiên cứu do Lầu Năm Góc tài trợ ở Trung Á. Đáp trả điều đó, Mỹ kêu gọi CHND Trung Hoa không lôi kéo các nước trong khu vực vào cuộc đối đầu Mỹ-Trung.

Chủ đề các phòng thí nghiệm sinh học cũng đã được thảo luận tại các hội nghị thượng đỉnh của SCO. Các thành viên của tổ chức này - Kazakhstan, Uzbekistan, Tajikistan - đảm bảo rằng, các trung tâm nghiên cứu của họ không liên quan đến các phát triển quân sự của Mỹ. Nhưng, tuyên bố của họ không thuyết phục được Nga và Trung Quốc. Các bên đã nhất trí rằng, các thành viên SCO nên theo dõi chặt chẽ hơn hoạt động của các phòng thí nghiệm này.

Ngay sau khi bị chỉ trích, Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev đã chỉ thị soạn thảo luật an toàn sinh học. Ông nhấn mạnh rằng, các chuyên gia Kazakhstan chứ không phải chuyên gia nước ngoài nên làm việc trong các phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, người đứng đầu nhà nước không giải thích ở đây nói về những trung tâm nghiên cứu nào. Còn các nhà quan sát Kazakhstan đã làm rõ: ở đây nói về Phòng thí nghiệm Tham chiếu Trung tâm (CRL) tại Almaty. 

CRL chuyên nghiên cứu các chủng virus thường xuất hiện ở Kazakhstan. Phòng thí nghiệm này hoạt động trên cơ sở Trung tâm Khoa học Kiểm dịch và Nhiễm trùng Zoonotic trực thuộc Bộ Y tế Kazakhstan. Cơ sở này được coi là tài sản của Kazakhstan, mặc dù nó được lập ra bằng tiền của Lầu Năm Góc. Hoa Kỳ đã phân bổ 108 triệu USD cho cơ sở này.

Phòng thí nghiệm sinh học Almaty đã nhiều lần gây lo ngại ở Kazakhstan. Năm 2018, số ca mắc bệnh viêm màng não đã tăng đáng kể ở Kazakhstan, và người ta bắt đầu nói về vụ rò rỉ chủng virus gây bệnh viêm màng não mô cầu từ Phòng thí nghiệm CRL ở Almaty. Các nhà báo và blogger đã giả định rằng, người Mỹ cố tình gây ra sự lây lan của virus để kiểm tra tính hiệu quả của vũ khí vi khuẩn được phát triển trong phòng thí nghiệm.

Khi đó Bộ Y tế Kazakhstan khẳng định rằng, trong nước không có dịch bệnh nào. 

Lầu Năm Góc - Sputnik Việt Nam
Hoa Kỳ đang thử nghiệm vũ khí sinh học ở Baltic?

"Ở Kazakhstan đã ghi nhận 58 trường hợp viêm màng não, ở Almaty có 32 ca nhiễm. Nếu chúng ta tính toán số tương đối, thì theo tiêu chuẩn của WHO, nó ở mức thấp", - cơ quan y tế cho biết.

Tình hình với dịch bệnh COVID-19 cũng tương tự như vậy. Trên mạng xã hội đã có nhiều người giả định rằng, dịch bệnh này cũng có liên quan đến phòng thí nghiệm CRL. Các quan chức bác bỏ thuyết âm mưu và kêu gọi đừng gieo rắc hoảng loạn.

Tình hình dịch bệnh phức tạp

Ở Tajikistan cũng có các phòng thí nghiệm sinh học nước ngoài. Ví dụ, trong năm 2013, Phòng thí nghiệm an toàn sinh học trên cơ sở Viện nghiên cứu Tiêu hóa đã mở cửa ở Dushanbe. Dự án được tài trợ bởi Quỹ từ thiện Mérieux của Pháp, quỹ này đã xây dựng các cơ sở tương tự ở Trung Quốc, Myanmar, Bangladesh và các nước châu Phi.

Như thường lệ, Liên Hợp Quốc và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) hỗ trợ cho Pháp. Các khoản đầu tư vượt quá ba triệu USD. Cũng như trong trường hợp với Kazakhstan và Gruzia, các nhà tài trợ nước ngoài giải thích: Tajikistan cần có phòng thí nghiệm như vậy vì tình hình dịch bệnh trong nước là rất phức tạp. 

Năm 2019, họ đã tạo ra một phòng thí nghiệm tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh lao của Tajikistan. Hai nhà tài trợ là USAID và Lầu Năm Góc. Các nhà sinh học địa phương cùng với các đồng nghiệp nước ngoài đang nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm như lao, sốt rét, viêm gan và bệnh tả. 

Năm ngoái, một cơ sở mới đã được thành lập tại thành phố Isfara ở phía bắc Tajikistan. Hiện nay chưa có thông tin về cơ sở này, nhưng, dự án này cũng được tài trợ bởi Mỹ.

“Phục hưng” theo kiểu Mỹ

Uzbekistan cũng tham gia vào chương trình sinh học quân sự của Mỹ. Trung tướng Igor Kirillov, Tư lệnh Binh chủng Phòng chống hóa học, sinh học, phóng xạ của quân đội Nga, đã cho biết về điều này vào năm 2018. Ông giải thích thêm rằng, phía Uzbekistan giúp Mỹ thu thập dữ liệu về vi sinh vật gây bệnh.

Tuyên bố này của vị tướng Nga đã gây bất ngờ ở Tashkent.

“Thành thật mà nói, chúng tôi chưa biết gì về điều này”, - phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Tajikistan bình luận về tuyên bố của ông Kirillov.

Nhưng, các nhà chức trách Uzbekistan không phủ nhận rằng, vào năm 2007, Mỹ đã phân bổ một khoản tài trợ cho Viện Virus học ở Tashkent. Nhờ khoản tài trợ này, các chuyên gia địa phương cùng với các đồng nghiệp Mỹ bắt đầu nghiên cứu bệnh Brucella, mà trong khu vực thường  ghi nhận những trường hợp mắc bệnh này. Tuy nhiên, sự trợ giúp của Hoa Kỳ không làm thay đổi tình hình – sau một năm, tỷ lệ mắc bệnh Brucella vượt quá con số của những năm trước.

Trong nhiều năm liền, người Mỹ đã tiến hành nghiên cứu về hòn đảo Vozrozhdenie (Phục hưng) trên Biển Aral ở Uzbekistan. Dưới thời Xô Viết, trên hòn đảo này đã có bãi thử nghiệm vũ khí sinh học. Vào những năm 2000, Hoa Kỳ đã cố gắng tìm kiếm bào tử bệnh than trong các kho chứa hóa chất rác. 

Washington giải thích rằng, họ làm như vậy để cải thiện tình hình sinh thái trong khu vực. Nhưng, lại có một kết quả trái ngược: ở Uzbekistan đã ghi nhận các trường hợp mắc bệnh than. Người ta bắt đầu nói về một vụ rò rỉ có chủ ý, nhưng, không có bằng chứng cho thấy các ca lây nhiễm có liên quan đến Viện Virus học.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала