“Chúng tôi coi phát ngôn này là không thể chấp nhận được, không có bằng chứng về bất kỳ sự can dự nào của Nga, như họ nói, không có dấu vết của Nga trong những gì đã xảy ra”, - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết tại cuộc họp báo, đáp lại tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo với lời đe dọa áp đặt biện pháp trừng phạt đối với Liên bang Nga do cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học chống lại ông Navalny.
Các chiến dịch thông tin về vụ ông Navalny
“Chúng tôi rất tiếc khi phải nói rằng đây không phải là lần đầu tiên nền ngoại giao Mỹ đưa ra quan điểm của mình trong khi chỉ hoàn toàn dựa trên những suy đoán”, bà nói thêm.
“Một lần nữa, Hoa Kỳ và các đồng minh châu Âu, vì lý do chính trị thuần túy, đang cố tình làm trầm trọng thêm quan hệ với Nga, lựa chọn việc làm xấu thêm tình trạng đối đầu hệ thống hơn là quan hệ đối tác mang tính xây dựng”, - bà Zakharova nói.
Vụ Navalny nhập viện
Navalny đã phải nhập viện ở Omsk vào ngày 20 tháng 8 sau khi ông thấy mệt trên máy bay. Theo kết quả xét nghiệm, các bác sĩ Omsk nêu chẩn đoán chính là rối loạn chuyển hóa, khiến lượng đường trong máu biến đổi đột ngột. Hiện chưa rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này, nhưng theo dữ liệu của các bác sĩ Omsk, không tìm thấy chất độc nào trong máu và nước tiểu của Navalny.
Sau đó Navalny được máy bay đưa sang Đức. Sau đó, Chính phủ CHLB Đức dẫn nguồn từ các bác sĩ quân y tuyên bố rằng dường như Navalny đã bị đầu độc bằng chất thuộc nhóm chất độc chiến tranh «Novichok». Tiếp đó, Nội các Bộ trưởng của CHLB Đức thông báo rằng kết luận của các chuyên gia Đức có xác nhận từ các phòng thí nghiệm của Thụy Điển và Pháp, và song song, theo yêu cầu của Berlin, Tổ chức về cấm vũ khí hóa học (OPCW) cũng tiến hành nghiên cứu riêng. Trong tương quan này, Điện Kremlin tuyên bố Berlin không hề cung cấp thông tin và các kết luận cho Matxcơva, còn Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh rằng Nga đang chờ phía Đức phản hồi cho yêu cầu chính thức về tình hình này.