Trung Quốc trả lời Tổng thống Philippines
Lãnh đạo Trung Quốc và Philippines nhất trí hoãn tranh chấp trên biển, điều tiết tình hình thông qua tham vấn song phương và tăng cường đối thoại. Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Huang Xilian nêu ra điều này tại cuộc hội thảo tương tác về quan hệ song phương vào tuần trước. Các thỏa thuận này cần được thực hiện một cách mạnh mẽ bởi cả hai bên, tạo động lực cho việc duy trì và tăng cường quan hệ giữa các nước, nhà ngoại giao nói.
Chinese Ambassador Huang Xilian described the South China Sea as only “a small part” of the relations between the Philippines and China. | @JeromeAningINQ https://t.co/WUhLTOkqPp
— Inquirer (@inquirerdotnet) September 26, 2020
Thông báo này thu hút sự chú ý của giới quan sát vì nó được đưa ra ngay sau khi Tổng thống Philippines Duterte, trong bài phát biểu video tại phiên họp thứ 75 của UNGA, tái khẳng định cam kết của ông đối với phán quyết của tòa án quốc tế, do Tòa án Trọng tài thường trực ở The Hague thiết lập. Năm 2016, tòa án La Hay đã từ chối quyền của Trung Quốc đối với các vùng lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông.
Đại sứ Huang Xilian lưu ý về vấn đề này, cho rằng Trung Quốc không chấp nhận và không công nhận cái gọi là phán quyết trọng tài. Ông cũng cho rằng vấn đề Biển Đông chỉ là một phần của quan hệ Trung Quốc - Philippines.
Duterte có cách tiếp cận thực dụng đối với vấn đề Biển Đông
Giọng điệu gay gắt của Tổng thống Philippines đã khiến những người chỉ trích ông ngạc nhiên vì mối quan hệ thân thiện của ông Rodrigo Duterte với Trung Quốc đã được biết đến, theo cổng thông tin nổi tiếng của Philippines InterAksyon. Bài báo cho rằng lý do khiến ông Duterte thay đổi giọng điệu là dường như Trung Quốc không thực hiện cam kết đầu tư với số tiền 24 tỷ USD vào Philippines.
Chen Xiangmyo, chuyên gia từ Viện Nghiên cứu Biển Đông của Trung Quốc, hoàn toàn không đồng tình với ý kiến này. Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, ông lưu ý hợp tác kinh tế Trung Quốc - Philippines không hề liên quan đến các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông:
“Tiếp xúc đầu tư và kinh tế giữa Trung Quốc và Philippines không liên quan gì đến vấn đề Biển Đông. Trên thực tế, chính quyền Duterte chưa bao giờ dịu bớt quan điểm về vấn đề Biển Đông, nhưng cách tiếp cận của họ không quá quyết liệt như dưới các chính quyền trước đây. Ông Duterte thực dụng hơn, tách vấn đề Biển Đông ra khỏi hợp tác kinh tế và thương mại Trung Quốc - Philippines. Ông không từ chối các trao đổi kinh tế và thương mại sâu rộng, đồng thời không “xuống” lập trường của mình về Biển Đông. Vào tháng 9, ông Duterte đã có bài phát biểu tại UNGA, nói phán quyết của trọng tài về Biển Đông là một phần của luật pháp quốc tế. Ông bày tỏ lòng biết ơn tới Anh, Pháp và Đức vì đã hỗ trợ Philippines tại LHQ về vấn đề này. Điều này phản ánh lập trường kiên định của ông Duterte về Biển Đông. Đồng thời, ông nghiêng về một lập trường thực tế hơn - tạm thời tránh né và duy trì sự ổn định chung của quan hệ Trung Quốc - Philippines. Mục tiêu là phát triển hợp tác kinh tế thương mại song phương, nhất là trong điều kiện cần sự hỗ trợ đầu tư của Trung Quốc và thị trường Trung Quốc”.
President Duterte tells the UN General Assembly the Philippine government rejects any attempts to undermine the country's 2016 arbitral victory over China in the South China Sea dispute. https://t.co/yrradJoVAL
— CNN Philippines (@cnnphilippines) September 22, 2020
Tại hội thảo tương tác, Đại sứ Huang Xilian lưu ý các hợp đồng mới của Trung Quốc cho các dự án ở Philippines đã tăng 26,5% trong nửa đầu năm nay, bất chấp đại dịch. Đây là bằng chứng của mối quan hệ đôi bên cùng có lợi.
Về phần mình, chuyên gia Chen Xiangmyo lưu ý rằng phe đối lập Philippines, vốn có định hướng thân Mỹ, đang cố gắng ngăn cản sự phát triển hợp tác đầu tư giữa các bên:
“Sau khi trở thành tổng thống, ông Duterte đã đến thăm Trung Quốc vào năm 2016. Khi đó, hai bên đã ký một số thỏa thuận đầu tư, bao gồm hợp tác về cơ sở hạ tầng, nông nghiệp và đại dương. Các dự án bao gồm xây dựng cảng ở Philippines, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng năng lượng. Đầu tư của Trung Quốc được coi là giúp đỡ Philippines. Những dự án này thực sự đang tiến lên liên tục. Hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp và khai thác thủy sản cũng là một lĩnh vực quan trọng. Phần còn lại đến từ các khoản đầu tư của các công ty Trung Quốc tại Philippines. Phe đối lập cho rằng đầu tư của Trung Quốc chưa đến 1 tỷ USD. Tôi không chắc thực tế có đúng như vậy không, vì nhiều khoản đầu tư không ngay lập tức mang lại hiệu quả như mong đợi, và do đó không biết liệu chúng có được đưa ngay vào thống kê đầu tư của doanh nghiệp tư nhân hay không. Vì vậy con số 1 tỷ vẫn cần kiểm chứng chính thức. Tiến trình nhiều khoản đầu tư của Trung Quốc vào Philippines đang bị trì hoãn mà một lý do quan trọng là sự can thiệp của phe đối lập Philippines và các lực lượng thân Mỹ. Họ ngăn cản đầu tư Trung Quốc vì nhiều lý do, bao gồm tiêu chuẩn lao động, bảo vệ môi trường và dưới chiêu bài đe dọa an ninh quốc gia. Vì vậy, chúng ta phải hiểu rằng nguyên nhân không phải là Trung Quốc không thực hiện những lời hứa của mình, mà là do tình hình nội bộ ở Philippines. Trung Quốc sẵn sàng đầu tư, nhưng Philippines không muốn để Trung Quốc tiến đến quá gần mình”.
"China has become the Philippines' largest trade partner since 2016, its largest investor last year and is expected to be the country’s largest inbound tourism market this year"
— 🇮🇷Plagiste4you🇫🇷 (@Plagiste4you) August 31, 2019
Economics & security agenda in Duterte's 5th China visit https://t.co/2Y9rTcd34i via @cgtnofficial pic.twitter.com/AHLlad0UYc
Các nhà đầu tư nước ngoài đang gặp khó khăn gì tại Philippines?
Daria Panarina, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho biết những gì Trung Quốc hứa với Philippines - 24 tỷ USD - là một trường hợp chưa từng có tiền lệ. Không một quốc gia nào khác hiện giờ vẫn đang đầu tư vào Philippines từng đề nghị đầu tư số tiền lớn như vậy vào một số lượng lớn các dự án cơ sở hạ tầng. Trong khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài rất khó làm việc tại nước này, chuyên gia này cho rằng:
“Đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng ở Philippines khá rủi ro do những khó khăn về khí hậu. Đây là vùng rủi ro thường xuyên, những cơn bão liên tục đổ vào hàng năm. Ngoài ra, các đặc điểm truyền thống của giới kinh doanh Philippines và luật pháp địa phương khiến các công ty nước ngoài khó hoạt động. Hơn nữa, những trở ngại nhất định được tạo ra bởi bộ máy quan liêu. Còn nữa, nền kinh tế Philippines không đủ cân bằng và đáng tin cậy để các doanh nghiệp nước ngoài tích cực đầu tư vào các dự án kinh tế thực sự lớn”.
Chuyên gia Daria Panarina cho rằng: những hành động gây tranh cãi mà ông Duterte sử dụng trong chiến dịch chống ma túy cũng có tác động tiêu cực đến việc hình thành môi trường đầu tư thuận lợi:
“Những tuyên bố ồn ào của tổng thống và các biện pháp được sử dụng trong quá trình đấu tranh này không chỉ tạo ra tình hình an ninh bất ổn trong nước, mà còn là một tình huống bấp bênh. Là người từng đến đó vào thời điểm cao trào của chiến dịch, cá nhân tôi có thể nói rằng đi bộ trên đường phố khá an toàn, nhưng có cảm giác: bạn không biết điều gì có thể xảy ra và chính quyền địa phương, các cơ quan thực thi pháp luật, trước hết, sẽ hành xử như thế nào. Trong điều kiện như vậy, việc kinh doanh có lẽ không được thoải mái cho lắm. Và điều này đóng vai trò của nó. Vào thời điểm đó, các nhà đầu tư nước ngoài đã rất nghi ngờ về việc liệu có đáng để đầu tư vào nền kinh tế Philippines trong môi trường không thuận lợi này hay không”.
Philippines dự kiến sẽ tổ chức bầu cử tổng thống vào năm 2022. Tổng thể, chiến dịch tranh cử sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển của quan hệ Trung Quốc - Philippines, chuyên gia Nga đánh giá. Duterte, dưới áp lực của phe đối lập, về mặt chiến thuật có thể xiết lại lập trường của mình về Biển Đông, nhưng sẽ không có xung đột thực sự, bởi vì bên nào cũng cố gắng không để tình hình trở nên như vậy.