Cụ thể, nhóm này gồm phóng viên của chương trình “Vremya Pokazhet” và “Kênh Một”, phóng viên của Sputnik, 4 nhà báo cùng nhà nhà sản xuất kênh truyền hình của Armenia và một tình nguyện viên người Mỹ thường xuyên làm việc ở Yerevan đều bị pháo kích.
Không có thương vong
Theo phóng viên Sputnik thông tin, nhóm nhà báo trước đó đã đến thăm thành phố Martakert, hiện đã bị bỏ hoang hoàn toàn do dân thường được tản cư trong quá trình diễn ra nhiều đợt pháo kích liên tiếp.
Sau khi khắc phục cơ bản những nơi bị hư hại và tiến hành đợt phỏng vấn với đại diện binh sĩ quân đội, đại diện các cơ quan truyền thông bắt đầu quay trở lại Stepanakert và trên đường về thì bị pháo kích.
“Tại hướng, rời khỏi Martakert, ngay khi xe khách đi ngang qua vị trí của quân đội, cả nhóm bị pháo kích bất ngờ. Gần xe buýt có tiếng nổ, cửa sổ bên hông bị vỡ. Các phóng viên kịp cúi người tránh đạn dưới sàn xe”, phóng viên Sputnik tường thuật cho biết.
Sau khi đợt pháo kích kết thúc, đoàn hộ tống từ trung tâm báo chí truyền thông địa phương quyết định quay trở lại xe và khẩn trương rời thành phố. Rất may, không ghi nhận thương vong nào.
Xung đột ở Nagorno-Karabakh
Ngày 27 tháng 9, Bộ Quốc phòng Azerbaijan cho biết Lực lượng vũ trang Armenia đã nổ súng vào các khu định cư trên đường liên lạc ở Karabakh, theo các thông tin này, đã có thương vong dân sự và quân sự. Theo Bộ Quốc phòng Armenia, Karabakh "đã bị tấn công bằng tên lửa và từ trên không". Yerevan tuyên bố Baku "đã phát động một cuộc tấn công" theo hướng Karabakh. Tại Cộng hòa Nagorno-Karabakh không được công nhận, có thông tin cho hay các khu định cư yên bình ở Karabakh, bao gồm cả thủ đô Stepanakert, đã bị pháo kích, chính quyền kêu gọi người dân tị nạn và sau đó tuyên bố tình trạng chiến tranh và tổng đông viên ở Karabakh.
Armenia cũng tuyên bố thiết quân luật và tổng động viên. Nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp Armenia, cựu Thanh tra viên Karabakh Ruben Melikyan tuyên bố rằng lần đầu tiên Armenia công bố tổng động viên. Tổng thống Azerbaijan đã thông qua việc thiết quân luật ở một số thành phố và khu vực của nước cộng hòa và lệnh giới nghiêm trong nước, đồng thời tuyên bố tổng động viên một phần.
Hôm thứ Năm, lãnh đạo các nước Nga, Mỹ và Pháp, đồng chủ tịch của Nhóm OSCE Minsk về giải quyết xung đột Karabakh đã kêu gọi các bên đối lập chấm dứt đụng độ, bắt đầu đàm phán mà không cần điều kiện tiên quyết, lên án leo thang và cũng bày tỏ lời chia buồn với thân nhân của những người thiệt mạng và bị thương trong cuộc xung đột.
Đọc thêm: