Có phải việc hợp tác vắc-xin chống COVID-19 đang bị chính trị hóa?

© AFP 2023 / Manan VatsyayanaRetno Marsudi 
Retno Marsudi  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
“Việc một số nước Đông Nam Á chấp nhận hợp tác với Trung Quốc trong việc sản xuất vắc-xin chống COVID-19 rõ ràng đã làm ảnh hưởng tới hình ảnh của Mỹ trong khu vực”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Hoàng nói với Sputnik.

Hôm 6/10, bà Retno Marsudi  - ngoại trưởng Indonesia nói rằng hợp tác vắc - xin với Trung Quốc sẽ không ảnh hưởng đến quan điểm của Jakarta về Biển Đông.

Indonesia không phải là một quốc gia có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Nhưng Indonesia đã không chỉ một lần có xung đột với Trung Quốc về quyền đánh bắt xung quanh quần đảo Natuna ở phần phía nam của vùng biển tranh chấp. Tháng trước, một tàu tuần duyên Trung Quốc được phát hiện ở vùng biển Natuna.

Vậy thực chất của hợp tác vắc-xin Indonesia-Trung Quốc là gì?

Sputnik đã có bài phỏng vấn nhà phân tích các vấn đề quan hệ quốc tế Nguyễn Minh Hoàng về hợp tác vắc-xin giữa Indonesia và Trung Quốc.

Hợp tác vắc-xin ở Đông Nam Á đang bị truyền thông Mỹ và phương Tây chính trị hóa

Sputnik:  Bộ trưởng ngoại giao Indonesia bà Retno Marsudi mới đây đã thông tin về việc Indonesia hợp tác với Trung Quốc chế tạo vắc-xin chống COVID-19. Ông có nhìn nhận gì về hợp tác này?

Phó Thủ tướng Campuchia Hor Namhong. - Sputnik Việt Nam
Campuchia sẽ giúp Trung Quốc mở rộng thế lực ở Biển Đông?
Nhà phân tích Nguyễn Minh Hoàng: Đầu tháng 9/2020, Trung Quốc đã đạt được một thỏa thuận về nguyên tắc hợp tác với Indonesia để thúc đẩy việc chế tạo vắc-xin chống COVID-19. Điều quan trọng là phía Indonesia đã cam kết “triệu tập” đủ số tình nguyện viên để thử dùng vắc-xin chống COVIS-19 theo yêu cầu của phía Trung Quốc. Tôi muốn nhắc tới một điểm nữa là phía Philippines cũng chấp nhận hợp tác với Trung Quốc để hoàn thành giai đoạn thử nghiệm cuối cùng đối với vắc-xin chống COVID-19 của Trung Quốc như Indonesia đã làm.

Bộ máy truyền thông Mỹ và phương Tây đã cố tình bóp méo mục đích của sự hợp tác này nhằm hai mục đích. Một là lôi kéo các nước Đông Nam Á hợp tác với Mỹ trong việc thử nghiệm vắc-xin chống COVID-19 do Mỹ chế tạo. Hai là lồng ghép “trò chơi chính trị” để chống lại điều mà Mỹ và phương Tây cho là “chiến lược lôi kéo Đông Nam Á bằng vắc-xin chống COVID-19 của Trung Quốc”. Chưa biết Trung Quốc có chiến lược này hay không nhưng việc một số nước Đông Nam Á chấp nhận hợp tác với Trung Quốc trong việc sản xuất vắc-xin chống COVID-19 rõ ràng đã làm ảnh hưởng tới hình ảnh của Mỹ trong khu vực. Vì thế, vấn đề hợp tác sản xuất vắc-xin ở Đông Nam Á đã bị truyền thông Mỹ và phương Tây chính trị hóa theo mục đích tranh giành ảnh hưởng địa-chính trị giữa Mỹ và trung Quốc; đặc biệt là khi sự đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc đang tạo ra nguy cơ một cuộc “Chiến tranh Lạnh” mới.

© AP Photo / Ng Han GuanVắc-xin chống COVID-19
Có phải việc hợp tác vắc-xin chống COVID-19 đang bị chính trị hóa? - Sputnik Việt Nam
Vắc-xin chống COVID-19

Chúng ta thấy rõ ràng là việc chế tạo vắc-xin phòng chống COVID-19 đã bị bộ máy truyền thông Mỹ và phương tây chính trị hóa vấn đề để nhằm mục đích cạnh trạnh ảnh hưởng trên thế giới. Theo quan điểm của tôi, đó là một trong các thủ đoạn cạnh tranh vô nhân đạo nhất trên thế giới: “CẠNH TRANH TRÊN MẠNG SỐNG CỦA CON NGƯỜI”, ít nhất là trên bình diện truyền thông chính trị.

Hợp tác vắc-xin không ảnh hưởng tới quan điểm của Indonesia về vấn đề Biển Đông

Sputnik: Bà Retno Marsudi có nói rằng việc hợp tác này không ảnh hưởng gì tới quan điểm của Indonesia trong vấn đề Biển Đông. Ông có bình luận gì về phát biểu này?

Hor Namhong  - Sputnik Việt Nam
Campuchia ca ngợi tuyên bố của Trung Quốc về Biển Đông?

Nhà phân tích Nguyễn Minh Hoàng: Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia hoàn toàn đúng khi tuyên bố sự hợp tác để chế tạo vắc-xin chống COVID-19 giữa Indonesia và Trung Quốc không ảnh hưởng đến quan điểm của Indonesia trong vấn đề Biển Đông. Trong năm nay Indonesia đã nhiều lần nhắc lại rằng, Indonesia không phải là một bên trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và bản đồ đường chín đoạn mà Trung Quốc sử dụng làm cơ sở cho các tuyên bố chủ quyền của họ ở vùng biển này là thiếu cơ sở pháp lý quốc tế. Cho dù Indonesia có xung đột với Trung Quốc về quyền đánh bắt xung quanh quần đảo Natuna, nhưng tôi không cho rằng hợp tác vắc-xin sẽ ảnh hưởng tới quan điểm của Indonesia về vấn đề này.

Hệ thống truyền thông Mỹ và phương Tây cùng với một số tờ báo Việt nam có quan điểm thân Mỹ như “Thanh Niên” và “Tuổi Trẻ” đã cố tình khuếch đại “con hổ Trung Quốc” cũng như ghán ghép một cách vô lý giữa việc nghiên cứu chế tạo vắc-xin chống COVID-19 với vấn đề chủ quyền của các quốc gia ven Biển Đông vốn hoàn toàn không có liên hệ gì với nhau. Đó là tư duy của những người hầu như đã mất hết ý thức về quyền tự quyết của dân tộc mình cũng như mất hết ý chí tự vệ trước kẻ mạnh. Và do đó, họ “ăn theo, nói leo” bộ máy truyền thông Mỹ và phương Tây. Điều này cũng đã từng xảy ra gần đây khi Liên bang Nga tuyên bố hoàn tất giai đoạn thử nghiệm trong nước đối với vắc –xin phòng chống SARS-COV-2 có tên “Sputnik-V” và bước vào giai đoạn thử nghiệm ở nước ngoài, trong khi Mỹ còn chưa hoàn tất giai đoạn 1 cho vắc-xin của mình.

Sputnik: Xin cảm ơn ông đã trả lời phỏng vấn cho Sputnik.

 Đọc thêm:

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала