Nhưng quan hệ đối tác này không phải là mới – ngay từ cuối những năm 70 của thế kỷ trước, Liên Xô đã hỗ trợ Việt Nam kết nối lưu thông toàn quốc trong công trình tái thiết tuyến đường sắt Thống nhất.
Hiện tại, triển vọng hợp tác với Việt Nam đang là mối quan tâm lớn của «RZD International», Công ty Đường sắt Quốc tế chuyên trách thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng mới của Nga ở nước ngoài trong lĩnh vực vận tải đường sắt, - như ông Sergei Stolyarov, CEO của «RZD» cho biết trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.
«Ở Việt Nam đang triển khai chương trình nghị sự quy mô và đầy kỳ vọng về phát triển giao thông đường sắt. Đất nước đã tiến tới cận tiệm đổi mới công nghệ và tạo lập trường phái đường sắt quốc gia hiện đại. Trong tương quan này bộc lộ sự thiếu hụt đồng thời cũng là yêu cầu bức thiết về kinh nghiệm thực tế, công nghệ hiện đại, know-how bí quyết sản xuất và sự đầu tư vào lĩnh vực đường sắt. Sẽ khá phức tạp khi Việt Nam phải tự đương đầu với những thách đố của thời đại và yêu cầu chuyển đổi, nói một cách hình tượng thì trên đường ray mới chắc chắn sẽ cần có quan hệ đối tác tin cậy».
Theo quan điểm của CEO Stolyarov, những điều kiện tiên quyết, bối cảnh chung và bầu không khí để thiết lập hợp tác thực dụng trong lĩnh vực đường sắt hiện nay là rất thuận lợi. Tương tác kinh tế Nga-Việt trên đà phát triển với xung lực mới, đối thoại chính trị ổn định và tôn trọng lẫn nhau được duy trì, có nguyện vọng và tinh thần hợp tác theo chuyên ngành. Chủ đề hiệp lực trong lĩnh vực đường sắt phản ánh rõ nét qua các cuộc hội đàm ở cấp liên quốc gia. Theo trình tự làm việc, triển vọng và những vấn đề đối tác cụ thể sẽ được bàn bạc giữa các Bộ Giao thông vận tải của hai nước, trong khuôn khổ Ủy ban liên Chính phủ Nga-Việt về Hợp tác Thương mại-Kinh tế và Khoa học-Kỹ thuật, cũng như trong Nhóm công tác song phương cấp cao về những dự án đầu tư ưu tiên. Tất cả đều nói lên lợi ích mở ra một trang hoàn toàn mới mẻ tốt đẹp trong quan hệ đường sắt của Nga và Việt Nam.
«RZD International» đề xuất gì cho Việt Nam?
Công ty Đường sắt Quốc tế của Nga dự định xây dựng sự nghiệp chuyên môn lâu dài ở Việt Nam và đề xuất phương pháp tiếp cận tổ hợp độc đáo cho đối tác. Sẽ không chỉ dự trù việc thực hiện các đề án riêng biệt trọn vẹn theo kiểu «chìa khóa trao tay», mà còn nhắm tới dành hỗ trợ kèm theo trong sự phát triển của toàn ngành, cũng như tạo ra công ăn việc làm mới cho cư dân địa phương, - ông Sergei Stolyarov nhấn mạnh.
«Chúng tôi sẵn sàng chia sẻ cả tiềm lực kiến thức đã tích lũy được trong nhiều năm, và phổ biến kinh nghiệm không chỉ về xây dựng, mà còn trong khâu vận hành, bảo dưỡng và quản lý hiệu quả các tổ hợp đường sắt. Chúng tôi có thể cung cấp dịch vụ tư vấn về kinh tế và phát triển đường sắt, phương pháp tiếp cận công nghệ tiên tiến, chuyển giao cả khả năng nội địa hóa sản xuất thiết bị và đầu máy và toa xe của Nga, phối hợp đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ nhân sự Việt Nam tại các cơ sở giáo dục đại học chuyên ngành của Nga. Chúng tôi sẵn sàng hiệp lực hoạch định cơ sở chuẩn mực pháp lý cần thiết hài hoà với các tiêu chí quốc gia và giải pháp thiết kế chuyên môn. Cách tiếp cận của chúng tôi có sự khác biệt nổi bật thuận lợi ở chỗ định hướng tập trung trước hết vào hình thành các điều kiện và hiệu quả của toàn bộ vòng đời đường sắt, đem lại lợi nhuận tối đa cho nền kinh tế quốc dân».
«Về bản chất, chuyện ở đây nói về lời đề nghị từ phía chúng tôi, không chỉ đơn thuần là hợp tác trước mắt cụ thể, mà còn hướng tới xây dựng quan hệ đối tác chiến lược và lâu dài. Đồng thời, cũng khai thác những tiếp xúc độc lập chủ động với các cơ cấu Chính phủ hữu quan và các Bộ ngành của Việt Nam, cũng như với các doanh nghiệp địa phương. Bởi xét cho cùng thì việc thực thi các dự án cơ sở hạ tầng quy mô luôn cần có quan hệ đối tác với các công ty địa phương. Phương thức đối tác như vậy đã bắt đầu khởi động. Đã ký kết bản ghi nhớ về dự định cùng với một số công ty sở tại của Việt Nam».
«RZD International» sẵn sàng tham gia những dự án nào của Việt Nam?
Như ông Stolyarov thông báo với Sputnik, một trong những dự án mà công ty Nga xem xét triển khai trên lãnh thổ Việt Nam là xây dựng tuyến tàu điện ngầm hạng nhẹ tại TP Hồ Chí Minh với phần nối dài mở rộng đến sân bay Long Thành đang được kiến thiết ở tỉnh Đồng Nai. Dự án trị giá khoảng 2 tỷ USD này có ý nghĩa lớn đối để đảm bảo khả năng tiếp cận giao thông của phi trường mới. Việc thực thi công trình tầm cỡ này dự kiến theo phương án sơ đồ đối tác công-tư. Dự kiến xây dựng một Tuyến đường sắt dự trù có điểm nhấn là các cầu vượt với tổng chiều dài 38,4 km, cũng như 10 nhà ga. Phía Nga đã chuẩn bị khái niệm ý tưởng cho dự án và hiện đang tiến hành thảo luận về các điều kiện xây dựng nghiên cứu cơ sở kỹ thuật khả thi, cũng như cấu trúc kế hoạch triển khai dự án tương lai. Trong đó, hợp tác với các công ty địa phương, «RZD» bày tỏ sự sẵn sàng tham gia đồng tài trợ để phát triển nghiên cứu kinh tế-kỹ thuật khả thi. Cách tiếp cận hợp lý như vậy cũng bao hàm kỳ vọng nhận được sự đảm bảo nhất định từ phía Việt Nam liên quan đến dự án, - ông Stolyarov nhấn mạnh.
«Giống như bất kỳ nhà đầu tư nào, chúng tôi cũng muốn được tin chắc rằng các khoản đầu tư của mình sẽ không hoài phí và kèm theo những nghĩa vụ cụ thể hậu kỳ, bao gồm cả phần tham gia sau này trong hiện thực hoá dự án. Hy vọng là trong phần việc này cũng sẽ sớm đạt tới những giải pháp được cả hai bên chấp thuận.
Ngoài ra, chúng tôi cũng đang xem xét cơ duyên tham gia dự án quy mô của Việt Nam nhằm hiện đại hóa hành lang đường sắt giữa thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Dự án xây dựng đường sắt cao tốc mới với khổ đường 1435 mm, chiều dài hơn 1.540 km, song song với tuyến đường sắt hiện có. Hiện tại Chính phủ Việt Nam đang thảo luận về các phương án khả thi để thực hiện dự án, trong đó có công trình xây dựng tuyến đường tầu cao tốc chở khách với tốc độ 350 km/h. Chúng tôi thấy có câu hỏi về cả chi phí cao của việc thực hiện phương án này, có thể lên đến vài chục tỷ USD, cũng như tính chất không rõ ràng về thời hạn hoàn vốn. Theo nhãn quan của chúng tôi, có giải pháp đối trọng thay thế là ứng nghiệm vận tốc đến 200 km/h và tổ chức giao thông hỗn hợp, cả lưu thông hành khách và vận chuyển hàng hóa. Ở mức độ ý nghĩa, phương án này sẽ làm tăng đáng kể sức hấp dẫn kinh tế của dự án. Chúng tôi sẵn sàng giới thiệu kinh nghiệm thực tế mà phía Nga đã có được trong quá trình thực thi đề án nâng cao tốc độ lưu thông trên tuyến đường Matxcơva - Saint-Peterburg».
Trong tầm nhìn của «RZD International» còn có những sáng kiến dự án khác trên địa bàn Việt Nam. Năng lực các xa lộ cao tốc của đất nước hiện nay không đáp ứng kịp nhu cầu ngày càng tăng cao của sản xuất, mà chi phí vận chuyển cung cấp đã bắt đầu ảnh hưởng rõ đến giá thành sản phẩm cuối cùng. Theo đánh giá của các chuyên gia từ công ty Nga, lối tháo gỡ những nút thắt tắc nghẽn giao thông có thể là xây dựng tuyến đường sắt chuyên dụng, đảm trách nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về giao thông hiệu quả và thân thiện với môi trường. Chuyện ở đây nói đến những tuyến đường sắt có tầm địa phương-khu vực, không kết nối vào mạng lưới đường sắt chung. Những tuyến đường độc lập dành riêng như vậy có thể đảm bảo, chẳng hạn, vận chuyển hàng hóa từ các khu vực sản xuất đến cảng. Thực chất ở đây là giải pháp không chỉ cho các vấn đề cục bộ địa phương mà vẫn nằm trong tổ hợp nhiệm vụ hiệp lực trực tiếp để mở mang tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam, - ông Stolyarov kết luận.