Liệu Nga sẽ phải đối mặt với "lệnh trừng phạt từ địa ngục" dưới thời Biden?

© Sputnik / Aleksei Druzhinin / Chuyển đến kho ảnhCuộc gặp giữa thủ tướng Nga Vladimir Putin và phó tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, năm 2011
Cuộc gặp giữa thủ tướng Nga Vladimir Putin và phó tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, năm 2011 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tân Tổng thống Mỹ sẽ chính thức nhậm chức vào năm tới, nhưng ngay bây giờ đã rõ rằng, Joe Biden sẽ cứng rắn hơn với Nga so với người tiền nhiệm. Thời gian gần đây, chính các đảng viên Đảng Dân chủ đã đề xuất các biện pháp triệt để nhất - cái gọi là “các biện pháp trừng phạt từ địa ngục”.

Nợ chính phủ Nga

"Chúng tôi dự đoán lập trường của Biden đối với Nga sẽ cứng rắn hơn nhiều. Sự căm ghét Moscow trong đội ngũ của Biden thực sự đáng kinh ngạc", tờ Financial Times dẫn lời một quan chức ngoại giao cấp cao ở Washington.

Nhưng, những tuyên bố chính trị là một chuyện, và các hoạt động trên cương vị tổng thống lại là một chuyện khác. Dù Biden đưa ra những tuyên bố cứng rắn đến đâu, Washington không có nhiều phương tiện để gây thiệt hại hữu hình cho nền kinh tế Nga, Bloomberg chỉ ra.

Mối đe dọa nghiêm trọng nhất là lệnh cấm đầu tư vào nợ chính phủ Nga (trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước Nga phát hành). Tuy nhiên, những người đầu tiên sẽ phải gánh chịu hậu quả của bước đi này là các nhà đầu tư Mỹ - những người nắm giữ lượng lớn trái phiếu Chính phủ Nga. Và họ có thể kiện chính quyền Biden. 

Jens Stoltenberg - Sputnik Việt Nam
"Chúng ta sẽ đối đầu với Nga." Tổng thư ký NATO chúc mừng chiến thắng của Biden

Hơn nữa, để đáp trả Mỹ, Nga có thể “bán tháo” trái phiếu kho bạc của Hoa Kỳ. Trong điều kiện chịu nợ “cắt cổ” và thâm hụt ngân sách khổng lồ, điều này không phục vụ lợi ích của Nhà Trắng.

"Rất có thể Mỹ sẽ đưa ra các biện pháp trừng phạt tương tự như châu Âu liên quan tới vụ Alexei Navalny bị ám hại. Nhưng, ở đây nói về những hạn chế thị thực đối với công dân Nga chứ không phải về việc trừng phạt một số công ty nhà nước Nga trong ngành kinh tế. Tiếp sau đó họ sẽ cố gắng nối lại đối thoại với Moscow, và chính sách của Washington sẽ phụ thuộc vào kết quả của cuộc đối thoại này", - ông Vitaly Mankevich, Chủ tịch Liên minh các nhà công nghiệp và doanh nhân Nga-châu Á (RASPP) nhận xét.

Theo quan điểm của ông, con át chủ bài - lệnh cấm đầu tư vào nợ chính phủ Nga sẽ chỉ được sử dụng trong trường hợp lằn ranh đỏ bị vượt qua.

Nord Stream 2

Nhiều khả năng sức ép trừng phạt với Dòng chảy phương Bắc-2 (Nord Stream 2) sẽ gia tăng. Trong một bài phát biểu hồi năm 2016, Biden đã gọi dự án năng lượng của Nga là một thỏa thuận tồi tệ đối với châu Âu.

"Dự án này sẽ gây bất ổn cho Ukraina. Và châu Âu cần phải  đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng", - ông Biden đã tuyên bố với tư cách phó tổng thống Mỹ.
© Sputnik / Iliya Pitalev / Chuyển đến kho ảnh Việc xây dựng "Dòng chảy phương Bắc-2"
Liệu Nga sẽ phải đối mặt với lệnh trừng phạt từ địa ngục dưới thời Biden? - Sputnik Việt Nam
Việc xây dựng "Dòng chảy phương Bắc-2"

Vào giữa tháng 10, ban vận động tranh cử của Biden đã nhắc lại rằng, lập trường của ứng cử viên đảng Dân chủ vẫn không thay đổi: ông chống lại đường ống dẫn khí đốt của Nga và "tìm cách củng cố độc lập năng lượng của châu Âu".

Tuy nhiên, rất có thể đây chỉ đơn giản là lời nói, còn trong thực tế tân Tổng thống Mỹ sẽ mặc cả với Nga và sẽ loại bỏ những phản đối đối với dự án. Ví dụ, cựu Thượng nghị sĩ bang Virginia Richard Black bày tỏ quan điểm rằng, ông Biden sẽ lặng lẽ đạt thỏa thuận với Moscow về việc hoàn thành dự án này". Và Washington sẽ cố gắng lấy lợi nhuận từ việc đó

Ứng cử viên tổng thống dân chủ Joe Biden - Sputnik Việt Nam
Vì sao ông Biden cố gắng xây dựng lại thế trận đồng minh của Hoa Kỳ

Chính sách tăng trưởng xanh và OPEC

Một khía cạnh tiêu cực khác trong nhiệm kỳ tổng thống của Biden là chính sách năng lượng, được gọi là chính sách tăng trưởng xanh. Ông có kế hoạch đầu tư 2 nghìn tỷ đô la vào các lĩnh vực như năng lượng sạch đến năm 2035. Và đạt được mục tiêu trở thành nền kinh tế không phát thải vào năm 2050.

"Những người hưởng lợi từ ​​chiến thắng của Joe Biden là các công ty năng lượng tái tạo cũng như lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Các công ty dầu khí, dược phẩm sẽ phải đối mặt với những khó khăn, còn các công ty công nghệ lớn nhất có thể rơi vào vùng rủi ro do các quy định chống độc quyền. Trong trường hợp này, thị trường Nga có thể bị trừng phạt cứng rắn hơn", - các nhà phân tích Finam chỉ ra trong chiến lược đầu tư quý 4 năm 2020.
Ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ, cựu Phó Tổng thống Joe Biden phát biểu thứ Sáu, ngày 6 tháng 11 năm 2020, tại Wilmington, Del. - Sputnik Việt Nam
Nếu Biden là tổng thống thì điều này có ý nghĩa gì đối với châu Á?
"Rủi ro thực sự đối với Nga là việc đưa thuế carbon vào chương trình nghị sự toàn cầu, loại thuế môi trường đánh vào lượng cacbon của nhiên liệu sẽ xóa sổ lợi thế của Nga có khả năng cung cấp sản phẩm với giá thấp nhất thế giới. Điều này cũng có thề nói về các nhà sản xuất thép và luyện kim màu", - ông Mankevich lưu ý.

Cuối cùng, Biden sẽ tiếp tục gây áp lực lên OPEC.

Ví dụ, ông có thể nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với Iran và Venezuela, và dầu thô của họ sẽ quay trở lại thị trường thế giới.

Nhà phân tích tài chính Nga Artyom Zvezdin cảnh báo: "Iran có thể cung cấp ít nhất hai triệu thùng/ngày. Điều này có thể làm suy yếu thỏa thuận OPEC +".
"Nga có thể rút khỏi thỏa thuận, và sau đó thỏa thuận sẽ sụp đổ. Chính Donald Trump đã tạo điều kiện cho Moscow tham gia vào thỏa thuận này", một nguồn tin trong OPEC nói với Reuters.

Thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu mỏ sẽ ngừng hoạt động và thị trường toàn cầu sẽ phải đối mặt với những vấn đề mới, điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến doanh thu từ dầu mỏ.

Tuy nhiên, đây chỉ là những suy đoán. Có lẽ, sau khi lên nắm quyền, ê kíp của Biden sẽ thực thi một chính sách mang tính xây dựng hơn - xét cho cùng, những khẩu hiệu ồn ào là hữu ích trong chiến dịch tranh cử, nhưng chúng không giúp ích nhiều cho chính trị thực tế. 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала