Nhóm "Sư tử" trong giới cầm quyền Bắc Kinh vẫn đang mạnh

© REUTERS / StringerBiển Đông
Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việc Quốc hội Trung Quốc đã công bố dự thảo luật về trách nhiệm của hải cảnh đã chứng tỏ rằng, nhóm "Sư tử" trong giới cầm quyền Bắc Kinh vẫn đang mạnh, đang đi ngược lại xu thế hòa bình, ổn định, đối thoại và hợp tác.

Ngày 4/11, Quốc hội Trung Quốc đã công bố dự thảo luật về trách nhiệm của hải cảnh. Dự thảo luật này có quy định cho phép lực lượng chấp pháp trên biển này sử dụng vũ lực nhằm vào các tàu không tuân thủ quy định về lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa cũng như những khu vực Trung Quốc có yêu sách chủ quyền.

Tàu của Hải quân Trung Quốc trong cuộc tập trận ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Hoa Kỳ lo ngại về hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông

Ngày 16-17/11, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo Khoa học Quốc tế về Biển Đông. Trong khuôn khổ Hội thảo này, các học giả Trung Quốc nói rằng, đây là vấn đề nội bộ của Trung Quốc và Bắc Kinh luôn theo đuổi chính sách hữu nghị truyền thống với các nước láng giềng trong vấn đề Biển Đông.

Bắc Kinh có vi phạm luật pháp quốc tế? Trung Quốc có thực sự đuổi chính sách hữu nghị truyền thống với các nước láng giềng trong vấn đề Biển Đông? Phóng viên Sputnik đã tìm hiểu về vấn đề này.

Bắc Kinh luôn theo đuổi chính sách “ngoại giao pháp hạm” hay hữu nghị truyền thống?

Theo thuật ngữ quan hệ quốc tế, “ngoại giao pháo hạm” (tiếng Anh: Gunboat diplomacy) là việc phô trương sức mạnh quân sự và thông qua đó đạt được các mục tiêu của chính sách đối ngoại, như buộc quốc gia bị đe dọa phải nhượng bộ quyền lợi trong các vấn đề lãnh thổ hay thương mại.

Những hành động của Trung Quốc lâu nay đã làm các nước khác liên tưởng tới việc nước này đang sử dụng hình thức ngoại giao này.

Thứ trưởng Thường trực Bộ ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Hội thảo khoa học quốc tế về biển Đông lần thứ 12.  - Sputnik Việt Nam
Biển Đông là phép thử trong quan hệ quốc tế, Việt Nam sẵn sàng đối thoại
“Chúng ta nhớ lại, vào tháng 4 vừa qua, tàu hải cảnh Trung Quốc đã đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam. Trung Quốc đã vài lần triển khai tàu khảo sát Địa chất Hải dương và dưới sự hộ tống của tàu hải cảnh xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Cũng trong năm nay, Trung Quốc đã hơn 20 lần điều tàu hải cảnh áp sát nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông để thách thức tuyên bố chủ quyền của Nhật Bản”, - PGS-TS sử học Hoàng Giang nói với Sputnik.
“Dự luật này của Trung Quốc khiến tôi liên tưởng đến "luật lãnh hải và vùng tiếp giáp" mà Trung Quốc thông qua năm 1992. Khi đó, Trung Quốc đã tự ý quy định lãnh hải rộng 12 hải lý áp dụng cho cả 4 quần đảo ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Với dự luật này Trung Quốc tiếp tục yêu sách đòi chủ quyền với hầu hết diện tích Biển Đông”, - Chuyên gia về các vấn, PGS-TS sử Hoàng Giang bình luận tiếp với Sputnik.

Các nước trong khu vực đang rất lo ngại về các hoạt động trong quá khứ của Trung Quốc. Và đặc biệt, các tiêu chí Trung Quốc đưa ra để sử dụng trong tương lai về việc trong những hoàn cảnh nào, tình thế nào hải cảnh được sử dụng vũ khí đang thực sự gây quan ngại lớn. Nhất là việc một số khu vực trên Biển Đông là vùng biển quốc tế nhưng Trung Quốc lại nhận là vùng biển của mình. Hơn nữa, việc Trung Quốc không nói rõ ở khu vực biển nào sẽ áp dụng dự luật nói trên sẽ làm nảy sinh vấn đề quốc tế nghiêm trọng.

"Một số nước ven biển cũng cho phép lực lượng cảnh sát biển sử dụng vũ khí trong một số tình huống nhất định, nhưng Trung Quốc lại có cách hành xử tùy tiện đối với ngư dân và tàu thuyền các nước trong những năm gần đây, trong cả thời gian qua. Rồi chính sự không rõ ràng trong quan điểm của Trung Quốc đang làm dấy lên quan ngại sâu sắc", - Tiến sĩ Lê Minh phân tích với Sputnik.

Xung quanh vấn đề sử dụng bạo lực vũ trang để bảo vệ chủ quyền

Về nguyên tắc, các quốc gia được phép sử dụng bạo lực vũ trang để bảo vệ chủ quyền ở các vùng biển thuộc chủ quyền như nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020 phát biểu tại Phiên toàn thể Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam nêu quan điểm về Biển Đông, Trung Quốc nói “đối thoại” hòa bình
“Vấn đề quan trọng là ở chỗ xác định vùng biển thuộc chủ quyền chứ không phải được phép hay không được phép dùng vũ lực để bảo vệ chủ quyền. Cái sai của Trung Quốc là đã tự ý tuyên bố vùng lãnh hải ở 4 quần đảo tại Biển Đông gồm Đông Sa (do Đài Loan đang kiểm soát), Trung Sa (Trung Quốc kiểm soát), Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) và Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam). Vì vậy, việc tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc. Theo đó những vùng đất chiếm đóng bằng vũ lực đều là trái phép và bị vô hiệu hóa về mặt chủ quyền, vi phạm nghiêm trọng UNCLOS-1982, trong đó quy định các đảo hoang, không có người sinh sống bình thường, không tự túc về kinh tế không được quyền có lãnh hải mà chỉ có vùng an toàn 1/2 hải ký (Tòa án quốc tế PCA ở La Haye năm 2016 đã giải thích rõ điều này). Có thể kết luận rằng, “chính sách pháo hạm” của Trung quốc qua việc cho phép lực lượng Hải cảnh sử dụng vũ lực trong vùng biển mà họ tuyên bố chủ quyền trái với Hiến chương Liên Hợp Quốc, trái với Công ước quốc tế về Luật biển (UNCLOS-1982) là hành động phi pháp. Ngoài ra, nó còn chứng tỏ Trung Quốc vẫn muốn dùng vũ lực để giải quyết các tranh chấp nhằm tạo thế có lợi cho họ trong đàm phán về COC”, - Chuyên gia về các vấn đề quốc tế Nguyễn Minh Hoàng phát biểu với Sputnik.

Một số chuyên gia cho rằng, ở Trung Quốc đang có thay đổi trong đường lối đối ngoại. Phái "Sư tử" đang thất thế, nhường chỗ cho "Bồ Tát". Nhưng việc Quốc hội Trung Quốc đã công bố dự thảo luật về trách nhiệm của hải cảnh đã chứng tỏ rằng, nhóm "Sư tử" trong giới cầm quyền Bắc Kinh vẫn đang mạnh, đang đi ngược lại xu thế hòa bình, ổn định, đối thoại và hợp tác.

Dự luật cho phép hải cảnh dùng vũ lực của Trung Quốc mang tiềm ẩn "ngoại giao pháo hạm" và đang gây nhiều lo ngại cho các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала