Theo bài báo viết về vai trò của UAV trong cuộc xung đột vừa qua ở Nagorno-Karabakh, Tor-M2KM đã "đồng thời phát hiện 48 mục tiêu, áp sát 10 mục tiêu và bắn hạ 4 mục tiêu”, do đó có thể nói Bayraktar TB2 "không có cơ hội sống sót khi lọt vào khu vực hoạt động của hệ thống tên lửa phòng không này".
Bài báo cho biết, hệ thống tên lửa phòng không Sosna cũng có thể hữu ích để tiêu diệt UAV do Thổ Nhĩ kỳ sản xuất. Hệ thống này có khả năng phát hiện máy bay từ cách xa 30 km, phát hiện tên lửa hành trình và máy bay không người lái ở khoảng cách 12 km.
"Khu vực tên lửa đảm bảo có thể đánh chặn mục tiêu có phạm vi tầm xa từ 1,3-10 km và tầm cao từ 0,002-5 km", - tờ báo cho biết.
Bài báo nhắc lại rằng ở Nga hiện nay đang nghiên cứu chế tạo hệ thống tên lửa phòng không Ptitselov. Tổ hợp tấn công của hệ thống này khác biệt hơn Sosna ở chỗ "tên lửa mới có tầm bắn và độ cao đánh chặn lớn hơn". Trong số các phương tiện chống lại UAV, bài báo còn nêu tên tổ hợp pháo phòng không Derivatsyia-PVO.
Bài viết kết luận rằng hiện tại "quân đội Nga có đủ các hệ thống khác nhau để đối phó với loại phương tiện bay khá quái quỷ này" (Bayraktar TB2). Có thông tin cho rằng Armenia cũng có những hệ thống phòng không như vậy ở số lượng hạn chế, đang được sử dụng để bảo vệ các cơ sở quan trọng có ý nghĩa chiến lược của đất nước.