Trump giáng cú đòn chót vào Việt Nam, vậy Biden sẽ hành xử ra sao?

© AP Photo / Patrick SemanskyBộ Tài chính Hoa Kỳ
Bộ Tài chính Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bài tổng quan đánh giá hàng tuần áp chót của năm nay trong chuyên mục truyền thống của Sputnik - «Việt Nam trên báo chí nước ngoài» - sẽ tập trung hoàn toàn cho nội dung kinh tế.

Bởi chủ đề chính của các bài viết và thông tin trên báo chí Nga và nước ngoài về Việt Nam trong tuần qua đều chú mục vào hỗn danh «đối tượng thao túng tiền tệ» mà Mỹ gán cho đất nước này, như trong báo cáo công bố gần đây của Bộ Tài chính Hoa Kỳ cho giai đoạn 12 tháng đến tháng 6 năm 2020.

Việt Nam «thao túng tiền tệ»?

Lời cáo buộc này thu hút sự chú ý của phần lớn các ấn phẩm hàng đầu nước ngoài chuyên về kinh tế. Bởi Việt Nam và Thụy Sĩ đã là quốc gia thứ hai và thứ ba bị công bố là «thao túng tiền tệ», chiểu theo cả ba tiêu chí của Đạo luật Mỹ về Ngoại thương và Khả năng cạnh tranh, ban hành năm 1988. Năm 2019, quy chế này gán cho Trung Quốc, mặc dù Bắc Kinh chỉ đáp ứng một tham số, nhưng vào tháng Giêng năm 2020 Trung Quốc đã «được ân xá». Theo dữ liệu của Bộ Tài chính Mỹ, trong 12 tháng tính đến hết tháng 6 năm 2020, thặng dư thương mại của Việt Nam với Hoa Kỳ là 58 tỷ USD. Nếu các cuộc đàm phán đượcluật cho phép trong một năm mà không thành công, Hoa Kỳ có thể cấm Việt Nam tham gia các chương trình tài trợ cụ thể của Chính phủ về thương mại và mua sắm, - như Washington Post trích dẫn lời một chuyên gia.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam sẽ không đầu hàng trước sức ép từ Mỹ

Tờ Nikkei Asia Review viết rằng xét về kích thước thặng dư thương mại trong giao thương với Hoa Kỳ, Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2020 lọt vào tốp ba, chỉ sau Trung Quốc và Mexico. Washington gây áp lực lên Hà Nội trong mấy năm qua, tờ báo này lưu ý và nhắc nhở về những lệ phí trừng phạt đối với các loại thép do Việt Nam sản xuất, các cuộc điều tra về lốp xe và gỗ dán của Việt Nam. Tờ báo còn kể về việc các đại gia thế giới chuyển doanh nghiệp và dây chuyền sản xuất đấu tranh của họ từ Trung Quốc sang Việt Nam, về thành công của Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống coronavirus đã tiếp thêm xung lực cho quá trình này, về đồng bản tệ yếu cũng là một trong những yếu tố thu hút đầu tư vào Việt Nam.

Bloomberg nhận xét rằng quyết định của Bộ Tài chính Hoa Kỳ liên quan đến Hà Nội hiện thời không ảnh hưởng đến các chỉ số chứng khoán tài sản của Việt Nam theo bất kỳ cách nào. Nhiều điều còn tuỳ thuộc vào cách hành xử của Tổng thống vừa đắc cử Joe Biden. Hoa Kỳ có thể liên kết vào Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP, khiến giảm bớt khả năng Biden tăng thuế với ở Việt Nam. Tờ báo dẫn ý kiến ​​của nhiều chuyên gia cho rằng báo cáo của Bộ Tài chính là chính trị hóa, và lưu ý rằng chính quyền Trump là ê-kip «vịt què», như cách ở Mỹ gọi vị Tổng thống thất bại trong bầu cử, và tân Tổng thống kế tiếp dễ dàng thay đổi quyết định của các Bộ trưởng khoá trước.

Phòng chụp ảnh bảng quảng cáo mô tả Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Multimedia
Hà Nội không muốn làm phiền Trump trong quãng thời gian cuối cùng của nhiệm kỳ tổng thống

Ý kiến này có sự xác nhận của Nikkei Asia Review, trích dẫn lời bà Janet Yellen, ứng viên Bộ trưởng Tài chính của ê-kip chính quyền mới. «Mọi người đều đồng ý rằng các nước nên được phép sử dụng đòn bẩy chính sách kinh tế vĩ mô then chốt, đặc biệt là chính sách tiền tệ và tài khóa, để đạt các mục tiêu chính sách trong nước», -  bà phát biểu vào tháng 2 năm 2019 khi là Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ.  

Tờ Mondaq lưu ý đến mối quan tâm rõ rệt của Cơ quan Đại diện Thương mại và Bộ Thương mại Hoa Kỳ đối với dòng chảy thương mại giữa Trung Quốc, Việt Nam và Mỹ, đồng thời cảnh báo rằng tất cả những công ty có ý định chuyển sản xuất từ ​​Trung Quốc sang nước thứ ba khác cần nhận thức được điều này.

Việt Nam trên đà thắng lợi

Tờ báo Pinsent Masons viết về Hiệp định Thương mại Tự do giữa Anh và Việt Nam (UKVFTA), sẽ bắt đầu hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2021. Thỏa thuận này dựa trên cơ sở các điều khoản của Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Đang chờ đợi là thoả thuận mới ​​sẽ mang lại cho Việt Nam khoản tiết kiệm hàng năm là 114 triệu bảng Anh cho hàng xuất khẩu sang Anh và 36 triệu bảng Anh cho hàng xuất khẩu của Anh sang Việt Nam. Vương quốc Anh coi hiệp định này là bước đi đầu tiên trên con đường tiến tới Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, - tờ báo nhận xét.

Hồ Trúc Bạch ở Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Việt Nam – nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất của thế giới trong thời đại dịch

CNA phân tích các yếu tố như nguyên nhân thành công của nền kinh tế Việt Nam trong năm khó khăn này. Trong đó có thể kể đến việc sớm mở cửa nền kinh tế do kiểm soát được đại dịch, tăng trưởng xuất khẩu nhờ đa dạng đa phương hóa thị trường và nhu cầu trong quá trình cách ly kiểm dịch với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam như điện tử dân dụng, trang thiết bị nội thất văn phòng, máy tính và TV, sự hỗ trợ của Chính phủ rót vốn đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng như cầu đường, tạo ra nhu cầu bổ sung và thêm những chỗ làm việc.

Còn Vietnam Briefing liệt kê 6 sự kiện chính yếu trong năm của nền kinh tế đất nước. Đó là đại dịch COVID-19 và tác động của nó đối với chuỗi cung ứng toàn cầu; bắt đầu công việc của Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu, ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực; thông qua Bộ luật Lao động mới, Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư sửa đổi, sẽ có hiệu lực vào tháng 1 năm 2021; các thương vụ mua bán và sáp nhập nhiều khả năng sẽ tiếp tục đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế Việt Nam vào năm 2021; và sự quan tâm ngày càng tăng của giới đầu tư đối với Việt Nam do thành công ngăn chặn đại dịch; đà tăng trưởng kinh tế và việc phê chuẩn các Hiệp định thương mại tự do gần đây.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала