Vũ khí trang bị hiện đại của quân đội Việt Nam: máy bay chiến đấu và tàu chiến

© AFP 2023 / StringerChiến đấu cơ phản lực Su-30MK2 của Không quân Việt Nam
Chiến đấu cơ phản lực Su-30MK2 của Không quân Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Sputnik tiếp tục câu chuyện về các đặc tính kỹ thuật vũ khí trong quân đội Việt Nam, dựa trên thông tin từ Rosoboronexport và một số nguồn mở khác.

Trong bài này chúng ta sẽ nói về hàng không và công nghệ hải quân. Chúng tôi xin nhắc lại đây là các đặc tính kỹ chiến thuật "cơ bản" đối với một loại vũ khí cụ thể.

Su-30 hay "Vua bầu trời"

Việt Nam có một đội máy bay chiến đấu phong phú. Hiện đại nhất trong số đó là tổ hợp tác chiến hàng không đa chức năng hai chỗ ngồi Su-30MK2 (đôi khi được gọi là Su-30MK2V). Theo nguồn tin mở, trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2016, Việt Nam đã tiếp nhận 36 máy bay loại này. Không quân Việt Nam làm chủ phương tiện một cách triệt để, có thể tự mình sửa chữa.

Máy bay này là bản hiện đại hóa sâu từ Su-27UB, lần đầu tiên cất cánh vào năm 2002. Su-30MK2 được thiết kế để chiếm ưu thế trên không, tấn công các mục tiêu mặt đất và trên biển, bao gồm cả vũ khí chính xác cao, tuần tra - hộ tống trên không, trinh sát, và huấn luyện phi công. Sức mạnh chiến đấu và khả năng cơ động của Su-30 cho phép chúng chiếm thế thượng phong trong các trận không chiến. Điều này đã được các phi công Ấn Độ chứng minh một cách rõ ràng, khi giành chiến thắng trong huấn luyện trước phi công Mỹ bay trên phiên bản F-15, và trong điều kiện rõ ràng là không ngang bằng đối với Su-30.

© Ảnh : forums.airforce.ruChiến đấu cơ phản lực Su-30MK2 của Không quân Việt Nam
Vũ khí trang bị hiện đại của quân đội Việt Nam: máy bay chiến đấu và tàu chiến - Sputnik Việt Nam
Chiến đấu cơ phản lực Su-30MK2 của Không quân Việt Nam

Các tính năng chính của máy bay Su-30MK2:

  • hệ thống điều khiển vũ khí, dẫn đường và liên lạc vô tuyến được cải tiến;
  • buồng lái "kính" với màn hình tinh thể lỏng đa chức năng;
  • vũ khí phòng không hiện đại;
  • hệ thống tiếp nhiên liệu trên không (không phải trên tất cả các phiên bản);
  • thiết kế khung thân và càng hạ cánh được gia cố, đảm bảo máy bay hoạt động với tải trọng chiến đấu tối đa.

Được biết, trong quá trình hoạt động ở Việt Nam, một chiếc tiêm kích như vậy đã bị rơi. Vâng, tai nạn hàng không cũng vẫn xảy ra trong thời bình.

Theo đánh giá của báo giới, trong tương lai, Việt Nam không loại trừ việc đặt mua các máy bay chiến đấu đa năng cực kỳ hiện đại từ Nga. Thậm chí có thể không phải về Su-35 thế hệ 4 ++ mà là Su-57 thế hệ thứ 5, mà phiên bản xuất khẩu đã được giới thiệu ở Nga.

"Gepard 3.9"

Sách Trắng Quốc phòng, mới được thông qua tại Việt Nam, dành sự quan tâm đáng kể đến sự phát triển của Hải quân, đặc biệt là thành phần tàu chiến mặt nước. Niềm tự hào của hải quân Việt Nam có thể kể đến là các khinh hạm thuộc dự án 11661E "Gepard 3.9", được chế tạo tại nhà máy đóng tàu Gorky (Zelenodolsk, Cộng hòa Tatarstan). Hai chiến hạm đầu tiên thuộc loại này - Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ - được đưa vào biên chế chiến đấu của Hải quân Việt Nam vào tháng 3.2011.

Hạ thủy tàu Gepard 3.9 thứ tư xây dựng cho Hải quân Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Tại sao Việt Nam quan tâm đến tàu khu trục "Gepard"?

Theo phân loại chính thức, đây là "tàu tuần tra đa năng hạng 2 hoạt động trên vùng biển gần". Chúng được thiết kế để tuần tra lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, tấn công tàu địch, hỗ trợ hỏa lực cho lực lượng đổ bộ, phòng không, chống ngầm bảo vệ các đoàn tàu vận tải.

Do vậy, vũ khí của "Gepard" rất đa dạng. Đó là tên lửa chống hạm Uran-E với tên lửa hành trình Kh-35E, hai bệ pháo 76,2 mm. Bệ pháo 6 nòng 30 mm, tổ hợp tên lửa - pháo phòng không "Palma" và hệ thống phòng không di động "Igla-M", hệ thống gây nhiễu, rải mìn và 2 súng máy 14,5 mm trên tháp pháo. Trong phiên bản tăng cường chống ngầm, "Gepard" có thể được trang bị bệ phóng tên lửa 12 nòng và hai ống phóng ngư lôi 533 mm. Việc kiểm soát hỏa lực được thực hiện từ  hệ thống điều khiển và thông tin chiến đấu duy nhất. Đội thủy thủ "Gepard 3.9" - 103 người. Tàu có thể chở theo trực thăng Ka-27 trên boong.

"Gepard" có khả năng hoạt động trên biển dài ngày, được chứng tỏ qua chuyến thăm của chiến hạm «Quang Trung» đến Vladivostok vào mùa hè năm 2019.

© Sputnik / Vitaly Ankov / Chuyển đến kho ảnhLễ nghênh đón tàu khu trục "Quang Trung" của Hải quân Việt Nam tại Vladivostok
Vũ khí trang bị hiện đại của quân đội Việt Nam: máy bay chiến đấu và tàu chiến - Sputnik Việt Nam
Lễ nghênh đón tàu khu trục "Quang Trung" của Hải quân Việt Nam tại Vladivostok

Năm 2019, các phương tiện truyền thông đưa tin về việc Việt Nam có ý định đặt mua những chiếc «Gepard» mới, với tên lửa hành trình "Kalibr" và hệ thống phòng không mạnh mẽ hơn. Không có dữ liệu về tiến độ của hợp đồng này trong các nguồn mở. Rất có thể Việt Nam sẽ chọn phương tiện mạnh hơn, chiến hạm nhanh hơn và khả năng "tự hành" cao hơn — ví dụ như "Dự án 11356R / M" (phiên bản xuất khẩu đã có một số tàu đã được đóng cho Ấn Độ vào năm 2003-2013) Và thậm chí " dự án 22350 ", tùy theo sự xuất hiện của "bản xuất khẩu". Trong mọi trường hợp, cả hai loại tàu này trên danh nghĩa đều được trang bị tên lửa hành trình "Kalibr".

«Improved KILO»: động cơ diesel nhưng hoạt động yên lặng

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chính thức đưa vào hoạt động đội tàu ngầm của mình,  gồm các tàu ngầm diesel - điện "Dự án 06361 Improved KILO" của Nga, phát triển từ "Dự án 636". Chúng được coi là một trong những loại tàu ngầm diesel - điện tốt nhất trên thế giới, có nhu cầu cao trên thị trường. Ngoài Hải quân Nga, các tàu ngầm lớp KILO đang được biên chế cho Hải quân Algeria, Trung Quốc, Ấn Độ, và theo các thông tin chưa được xác nhận — Indonesia.

© AFP 2023 / Vietnam News AgencyTàu ngầm Kilo-636 Việt Nam "Hà Nội"
Vũ khí trang bị hiện đại của quân đội Việt Nam: máy bay chiến đấu và tàu chiến - Sputnik Việt Nam
Tàu ngầm Kilo-636 Việt Nam "Hà Nội"

Việt Nam trở thành khách hàng tiếp theo của tàu ngầm lớp này. Chiếc Improved KILO "Việt Nam" đầu tiên - HQ182 Hà Nội - được đặt đóng tại Nhà máy đóng tàu Admiralty ở St.Petersburg vào tháng 8 năm 2010, hạ thủy đúng hai năm sau đó, bàn giao cho khách hàng vào tháng 11 năm 2013 và ngày 15 tháng 1 năm 2014 lá quốc kỳ đã được treo lên boong tàu.

Đón tàu ngầm diesel “Krasnokamensk” lớp  “Varshavyanka” tại Vladivostok - Sputnik Việt Nam
Hải quân Việt Nam đã làm chủ tàu ngầm Kilo
Tháng 3 năm 2014, HQ183 Hồ Chí Minh đi vào hoạt động, tháng 1 năm 2015 - HQ184 Hải Phòng, tháng 6 năm 2015 - HQ185 Đà Nẵng. Cuối cùng là các tàu HQ186 Khánh Hòa và HQ187 Bà Rịa-Vũng Tàu.

Không phải ngẫu nhiên mà những tàu ngầm đáng tin cậy loại này mang biệt danh "Hố đen" vì độ ồn và sự bộc lộ radar thấp. Chúng có khả năng hoạt động chống lại các nhóm tàu chiến mặt nước, tìm kiếm và tiêu diệt tàu ngầm đối phương, bí mật rải mìn và cũng có thể tấn công các mục tiêu quan trọng trên đất liền.

Các tàu ngầm được trang bị hệ thống tên lửa tích hợp Club-S với tên lửa hành trình Kalibr-E tầm phóng lên tới 300 km.

Rõ ràng, giới lãnh đạo quân sự-chính trị Việt Nam coi đội tàu ngầm diesel -điện như vậy là đủ và chưa tính đến việc bổ sung trong những năm tới.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала