Số phận khó khăn của "phụ nữ mua vui"
Theo các nhà sử học, ít nhất 200.000 phụ nữ - chủ yếu là phụ nữ Hàn Quốc, cũng như phụ nữ Trung Quốc và đại diện của các nước Đông Nam Á khác - đã bị buộc phải phục vụ lính Nhật trong các nhà thổ dã chiến từ năm 1932 đến năm 1945.
Theo The Guardian, một số "phụ nữ mua vui" đã chấp nhận "các khoản thanh toán nhân đạo từ chính phủ Nhật Bản", nhưng cũng có những người yêu cầu một lời xin lỗi chính thức và bồi thường chính thức.
"Đó là tội ác chống lại loài người mà Nhật Bản thực hiện một cách cố ý và có hệ thống, vi phạm các chuẩn mực quốc tế", phán quyết của tòa án Hàn Quốc viết.
Tòa án Hàn Quốc lưu ý rằng những người phụ nữ này là nạn nhân lạm dụng tình dục bởi quân đội Nhật Bản, những kẻ đã gây tổn hại về thể xác và khiến họ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, mang thai ngoài ý muốn và "thương tổn tinh thần lớn".
Tuy nhiên, các chuyên gia pháp lý cho rằng Nhật Bản sẽ không tuân thủ phán quyết của tòa án Hàn Quốc. Tuy nhiên, nhóm hỗ trợ các nạn nhân phụ nữ lưu ý rằng trong trường hợp này, họ có thể thực hiện các bước pháp lý và đóng băng tài sản của chính phủ Nhật Bản tại Hàn Quốc.
Bộ Ngoại giao Nhật Bản phản đối đại sứ Hàn Quốc tại nước này, Nam Gwang Pyo. Chính phủ Nhật Bản khẳng định rằng mọi yêu sách đã được giải quyết khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao năm 1965. Và thỏa thuận năm 2015 đã giải quyết vấn đề "cuối cùng và không thể đảo ngược". Khi đó, tại Tokyo, Nhật Bản đã đưa ra lời xin lỗi chính thức và góp 8,9 triệu USD cho quỹ giúp đỡ các nạn nhân tội ác chiến tranh. Tuy nhiên, vài năm sau, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in quyết định chấm dứt thỏa thuận vì nó không phản ánh mong muốn của những “phụ nữ mua vui’ còn sống cũng như tâm trạng của công chúng Hàn Quốc.