Khi người Mỹ gốc Việt dự phần vào cuộc chiến đang diễn ra ở Hoa Kỳ

© AP Photo / Evan VucciNgười biểu tình ủng hộ đương kim Tổng thống Mỹ Donald Trump trước tòa nhà Quốc hội ở Washington
Người biểu tình ủng hộ đương kim Tổng thống Mỹ Donald Trump trước tòa nhà Quốc hội ở Washington - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Các ấn phẩm điện tử nước ngoài viết gì về Việt Nam trong tuần lễ thứ hai của năm 2021? Như mọi khi, kinh tế vẫn là chủ đề trung tâm. Trong dòng sự kiện “nóng” trên thế giới, báo chí cũng phản ánh việc những người Mỹ gốc Việt tham gia cuộc tấn công Đồi Capitol và thông báo tin tức từ thế giới của du lịch và âm nhạc.

Sputnik gửi tới các bạn tổng quan truyền thống của chúng tôi trong chuyên mục hàng tuần “Việt Nam trên báo chí nước ngoài”.

Hồi ức về miền Nam Việt Nam

Tờ The Conversation thử tìm giải đáp cho câu hỏi tại sao trong đám đông người Mỹ náo loạn xông vào Điện Capitol mới đây, bên cạnh những lá cờ Mỹ và kỳ hiệu chiến đấu của Liên minh miền Nam trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ lại có cả lá cờ ba sọc đỏ-vàng của Việt Nam Cộng hòa vốn từ lâu không còn tồn tại. Về cơ bản là dân tị nạn chạy khỏi miền Nam Việt Nam sau khi Sài Gòn thất thủ, người Mỹ gốc Việt ủng hộ Trump không chỉ vì lập trường cứng rắn chống Trung Quốc của ông, nhất là về vấn đề Biển Đông. Nhiều người trong số các Việt kiều này, đặc biệt là những người tham gia cuộc biểu tình trên Đồi Capitol, giữ quan niệm cho rằng Hoa Kỳ phải được cứu khỏi những “phần tử xã hội chủ nghĩa” như phái Cộng hòa thường miêu tả Biden, họ thấy ấn tượng bởi chiến thuật chống Cộng của Trump cùng những lời kêu gọi của ông kiểu như đấu tranh chống coronavirus bằng vũ lực, và cố sức bảo vệ ê-kip chính quyền của ông, - tác giả bài báo nhận xét.

Người biểu tình ủng hộ đương kim Tổng thống Mỹ Donald Trump trước tòa nhà Quốc hội ở Washington - Sputnik Việt Nam
Lá cờ ba sọc trên Đồi Capitol ở Washington

Điều đó gợi nhớ cho những người Mỹ gốc Việt này về cuộc giao tranh chống lại lực lượng cộng sản để bảo vệ “nền dân chủ” mà phía Mỹ quảng bá tuyên truyền ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1960 và 1970. Các nhà xã hội học nhận xét rằng lớp người Mỹ gốc Việt trẻ tuổi có phần tiến bộ hơn. Sinh sau năm 1975, số này chưa bao giờ phải chiến đấu chống Cộng sản hay là chạy trốn với thân phận dân tị nạn. Tuy nhiên, giống như cha mẹ của họ, các thanh niên Việt kiều này bây giờ hoá ra lại sống ở nước Mỹ, nơi diễn ra cuộc chiến tranh giữa chính người Mỹ với nhau, - tờ báo kết luận.

Việt Nam vững vàng vượt trước những “người khổng lồ”

Cũng như trong năm 2020, báo chí nước ngoài tiếp tục phản ánh những thành công kinh tế của Việt Nam và phân tích lý do. Các báo Trung Quốc và Nhật Bản so sánh Việt Nam với Ấn Độ và Thái Lan. Thống kê của WTO cho thấy rằng trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2019, xuất khẩu của Việt Nam đã tăng gấp đôi, từ 132 tỷ USD lên 264 tỷ USD, còn xuất khẩu của Ấn Độ tăng không đáng kể từ 314 tỷ USD lên 324 tỷ USD cùng trong giai đoạn này, - như Global Times thông báo dẫn dữ liệu của WTO.

Bất chấp đại dịch, khối sản xuất của Việt Nam đã chứng tỏ khả năng phục hồi nhanh chóng và vững vàng hơn nhiều, và với tính chất cởi mở của thị trường Việt Nam, việc ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là EVFTA, CPTPP và RCEP, hứa hẹn mang lại những cơ hội to lớn để tăng trưởng. Việt Nam và Thái Lan nổi bật bởi thành công trong việc ngăn chặn kiểm chế coronavirus, xứng đáng nhận được sự ca ngợi từ WHO, - tờ Nikkei Asia Review lưu ý.

Lao động được đào tạo nghề may tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. - Sputnik Việt Nam
Kinh tế Việt Nam có thể gặp những thách thức gì trong năm 2021?

Nhưng theo ước tính mới nhất của ADB, năm 2020 GDP của Việt Nam tăng 2,9%, trong khi kinh tế Thái Lan giảm sút 7,8%. Do quy mô thị trường Việt Nam lớn hơn mà giá nhân công rẻ hơn, các công ty nước ngoài đang dời chuyển hoạt động sản xuất từ ​​Thái Lan sang Việt Nam. Việt Nam đã vượt Thái Lan về tổng khối lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment – FDI) và giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên, chìa khóa để nền kinh tế Thái Lan tăng trưởng trong tương lai là đáp ứng nhu cầu từ phía các nước trong khu vực, còn kinh tế Việt Nam tập trung định hướng cho xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ và châu Âu, - tờ báo nhận xét điểm khác biệt như vậy.

Tờ Financial Express dẫn báo cáo của Economist Intelligence Unit, trong đó lưu ý rằng Việt Nam đã vươn lên biến thành một cơ sở sản xuất chi phí thấp trong chuỗi cung ứng châu Á, vượt trội hơn Ấn Độ và thậm chí cả Trung Quốc về nhiều chỉ số, bao gồm chính sách trong lĩnh vực FDI, ngoại thương và kiểm soát ngoại hối.

Báo Malaysia The Star có bài viết phản ánh sự kiện Việt Nam thành công ký nhiều hợp đồng với các đối tác châu Âu và các nước thành viên RCEP về cung cấp gạo.

Còn tờ The Jakarta Post của Indonesia thì kể về sự trỗi dậy của thương mại điện tử ở Việt Nam trong thời kỳ đại dịch. Mặc dù thực tế là tiền mặt vẫn quan trọng như trước, nhưng số lượng thanh toán di động trong 8 tháng năm 2020 đã tăng gấp 10 lần so với cả năm 2019.

Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam
Vô địch thế giới: Việt Nam có thành tích chống Covid-19 “độc nhất vô nhị”

Báo Australia Farm Weekly đưa tin Việt Nam đã trở thành thị trường lớn nhất đối với ngành giết mổ gia súc của Australia.

Relief Web nói về điểm ưu việt của việc nuôi trồng đậu lạc hữu cơ, mang lại lợi nhuận lớn và ít gây hại cho môi trường hơn so với sử dụng hóa chất.

Tuyết rơi, vũ khí và âm nhạc

Tờ Straits Times của Singapore đăng những bức ảnh đầy màu sắc mô tả cảnh tuyết rơi hiếm gặp ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam.

Tạp chí du lịch Atlas Obscura tường thuật về một Viện Bảo tàng ở TP Hồ Chí Minh, nơi bảo quản và trưng bày những loại vũ khí từ cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân năm 1968, còn tờ Branding in Asia dành bài viết giới thiệu về ban nhạc rock dòng “heavy metal” (kim loại nặng) là Knife Sticking Head của Việt Nam.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала