Tên lửa Nga với động cơ khí metan có khả năng bay tới 50 lần

© Sputnik / Igor AgeenkoTên lửa đẩy "Soyuz-2"
Tên lửa đẩy Soyuz-2 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - Động cơ tên lửa mêtan tái sử dụng của Nga, được chế tạo dành cho tên lửa đẩy “Amur-LNG” mới, sẽ có thể bay tới 50 lần, theo tài liệu của “Roskosmos” công bố trên trang web mua sắm công.
“Mẫu sản xuất hàng loạt kế tiếp của động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng (ĐTR) trong thành phần kỳ đầu của tên lửa đẩy (CR) có tiềm năng sử dụng không dưới 10 lần. Đang xem xét biện pháp để tăng khả năng sử dụng mẫu nối tiếp của động cơ nhiên liệu lỏng trong khuôn khổ kỳ đầu của tên lửa đẩy lên 25, 50 lần”, - theo thông báo trong tài liệu.

Động cơ RD-0169

Tháng 5 năm 2020, “Roscosmos” đã ký hợp đồng với Cục Thiết kế Tự động Hóa học về  hoàn thành chế tạo động cơ RD-0169 vào cuối năm 2025. Có dự kiến phát triển nó trên cơ sở động cơ mẫu RD-0177 mà Cục Thiết kế cần chế tạo vào cuối năm 2021.

Phóng tên lửa Soyuz-2 - Sputnik Việt Nam
Roscosmos ngăn chặn được tai nạn có thể xảy ra của 7 tên lửa Soyuz-2

Tên lửa đẩy hạng trung hai kỳ “Amur-LNG”, dự kiến phóng lần đầu từ sân bay vũ trụ Vostochny vào năm 2026, sẽ có kỳ thứ nhất với tiềm năng tái sử dụng (tối đa 10 lần) được trang bị động cơ RD-0169 chạy bằng oxy và khí tự nhiên hóa lỏng (metan). Đã lên kế hoạch là nó sẽ thay thế cho các tên lửa “Soyuz-2” hiện đang vận hành.

Từ sân bay vũ trụ Vostochny, tên lửa có thể phóng 9,5 tấn lên quỹ đạo gần Trái đất với kỳ đầu tái sử dụng và 12 tấn với một lần duy nhất, lên quỹ đạo chuyển địa - 2,5 tấn bằng khối  đẩy “Fregat” và kỳ có thể  sử dụng nhiều lần. Chi phí cuộc phóng là khoảng 22-35 triệu USD, tùy thuộc vào cấu hình.

 Khả năng tái sử dụng là một trong những xu thế chính của ngành chế tạo tên lửa vũ trụ, được thiết kế trước hết nhằm giảm chi phí phóng. Ở Hoa Kỳ, công ty SpaceX hiện đang sử dụng một kỳ tái sử dụng trong tên lửa Falcon, cũng như Blue Origin - trong tên lửa New Shepard. Công ty Rocket Lab cũng sửa soạn tái sử dụng các kỳ đầu của tên lửa Electron. Tên lửa sử dụng nhiều lần cũng đang được chú ý phát triển ở Trung Quốc và châu Âu.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала