Đáng chú ý, việc bổ nhiệm mới được công bố vào đúng dịp kỷ niệm "Thỏa thuận thương mại giai đoạn I" giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Theo truyền thông Trung Quốc, Yu Jianhua sẽ đảm nhận vị trí đã bị bỏ trống kể từ năm 2018 sau sự ra đi của Thứ trưởng Thương mại Fu Ziying. Yu Jianhua là một nhà đàm phán lâu năm với hơn 30 năm kinh nghiệm trong chính sách thương mại. Năm 2013, ông được bổ nhiệm làm đại diện Trung Quốc tại WTO. Vào tháng 9 năm 2017, ông đã đàm phán với phía Mỹ, cố gắng hủy bỏ việc khởi xướng một cuộc điều tra theo điều 301 Đạo luật Thương mại Hoa Kỳ, trên thực tế, đã trở thành cơ sở pháp lý để áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt đối với các công ty và áp thuế quan lên hàng hóa Trung Quốc. Cùng năm, Yu Jianhua được bổ nhiệm làm đại diện cho lợi ích của Trung Quốc trong các cấu trúc Liên hợp quốc ở Geneva. Ông sau đó được chuyển trở lại Trung Quốc và tiếp tục làm việc tại Bộ Thương mại.
China’s State Council appoints Yu Jianhua, who has been serving as a vice minister of commerce, to be the China International Trade Representative at the Ministry of Commerce, the ministry said on Wednesday. pic.twitter.com/HwMD11YzBN
— Global Times (@globaltimesnews) January 13, 2021
Một số hãng truyền thông phương Tây liên kết việc bổ nhiệm Yu Jianhua với mong muốn của Trung Quốc nhằm củng cố vị thế trong các cuộc đàm phán thương mại với Hoa Kỳ. Được cho, đây là lý do tại sao thời điểm bổ nhiệm cho vị trí trống hai năm được ấn định bây giờ - vào dịp kỷ niệm hiệp định thương mại "giai đoạn đầu tiên" (15/01/2020) và ngay trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden. Trước đó, Biden tuyên bố sẽ không hủy bỏ hoặc sửa đổi các điều khoản của thỏa thuận giai đoạn đầu đạt được vào tháng 1/2020 sau khi nhậm chức. Khi làm như vậy, ông hứa sẽ hợp tác chặt chẽ hơn với các đồng minh để xây dựng một chiến lược thương mại chặt chẽ hơn đối với Trung Quốc.
Tuy nhiên, Chen Fengying - chuyên gia từ Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế Đương đại, tin rằng mục tiêu chính của nhà đàm phán mới từ Trung Quốc là thảo luận đa phương trong các tổ chức quốc tế, chứ không phải chỉ một thỏa thuận thương mại. Hiện các vấn đề đã được đưa vào chương trình nghị sự của WTO và Yu Jianhua có nhiều kinh nghiệm làm việc với các cấu trúc quốc tế, chuyên gia Trung Quốc lưu ý trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.
“Hiện tại, Bộ Thương mại CHND Trung Hoa đang tiến hành luân chuyển nhân sự, và việc thay đổi các nhà đàm phán là điều bình thường. Ngoài ra, Yu Jianhua có kinh nghiệm quốc tế phong phú. Nhưng tôi không nghĩ việc này có liên quan gì đến thương mại Trung - Mỹ, bởi vì các vấn đề của WTO hiện đang nằm trong chương trình nghị sự. Không quan trọng các hoạt động thương mại và kinh doanh Trung - Mỹ, Trung - Âu hay Trung - Á đang ở giai đoạn phát triển nào, xét cho cùng, mục tiêu cuối cùng vẫn là WTO và các cơ chế đa phương khác. Những người như Yu Jianhua rất thành thạo trong thương mại đa phương, chứ không phải các vấn đề song phương. Tất nhiên, điều này cũng sẽ có tác động tích cực nhất định đến thương mại Trung - Mỹ. Tuy nhiên, Yu Jianhua đã làm việc ở Geneva, và giao tiếp thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ có thể sẽ dễ dàng hơn trước đây”.
On now: China Ambassador Jianhua Yu's keynote at the T20 forum, part of WTO #TradeDialogues. https://t.co/hul96QynbU pic.twitter.com/Odxq7STPtF
— WTO (@wto) June 8, 2016
Trung Quốc đã nhiều lần bày tỏ sẵn sàng tham gia tích cực vào việc cải cách các cơ chế hiện có của WTO và tuyên bố cần giải quyết các tranh chấp thương mại trong khuôn khổ các tổ chức thương mại đa phương. Vấn đề là các hoạt động của WTO, đặc biệt là Cơ quan Phúc thẩm, bị làm phức tạp đáng kể do thiếu số lượng trọng tài theo yêu cầu, vốn bị Hoa Kỳ chặn việc bổ nhiệm. Như vậy, với hình thức hiện tại, WTO khó có thể hoàn thành chức năng chính của mình - tạo điều kiện thuận lợi giải quyết các tranh chấp thương mại. Làm cho vấn đề trở nên khó khăn hơn là vị trí Giám đốc điều hành WTO bị bỏ trống sau khi Roberto Azevedo tuyên bố từ chức sớm vào năm ngoái. Theo Điều lệ của Tổ chức, việc quyết định bổ nhiệm Tổng Giám đốc được thực hiện bằng sự đồng thuận. Và đây một lần nữa khó khăn lại đến từ Hoa Kỳ, quốc gia bày tỏ sự không đồng tình với đề xuất cựu bộ trưởng tài chính Nigeria Ngozi Okonjo-Iweala vào vị trí, mặc dù hầu hết các thành viên WTO khác đều ủng hộ bà.
Đồng thời, điều quan trọng với Trung Quốc là công việc của WTO trôi chảy và khôi phục quyền lực của Tổ chức này. Thứ nhất, WTO là một trong số ít các tổ chức, ít nhất về lý thuyết, có khả năng tạo ra luật chơi chung cho tất cả và chống lại các biện pháp hạn chế đơn phương của một số quốc gia. Ví dụ, Hoa Kỳ đã vi phạm các quy tắc thương mại toàn cầu khi áp 234 tỷ USD thuế quan đối với các sản phẩm của Trung Quốc vào năm 2018, theo báo cáo của 3 chuyên gia thương mại WTO được công bố vào tháng 9. Mặc dù WTO không phủ nhận các vấn đề liên quan đến thương mại với Trung Quốc, nhưng Tổ chức này kết luận các biện pháp trừng phạt của Mỹ không được bảo đảm trong trường hợp này. Tuy nhiên, Hoa Kỳ đã đệ đơn kháng cáo lên Cơ quan Phúc thẩm nổi tiếng không còn tồn tại của WTO, do đó tẩy chay quyết định của Tổ chức này.
Trung Quốc hiện đang cố gắng giải quyết các tranh chấp thương mại khác trong WTO. Cụ thể là Hồng Kông đã nộp đơn lên Cơ quan Giải quyết Tranh chấp Thương mại WTO với đề nghị lập ra một ủy ban liên quan đến việc Hoa Kỳ yêu cầu thay đổi nhãn hàng hóa Hồng Kông. Trước đó, Trump đã ban hành một lệnh hành pháp, theo đó Hồng Kông không còn được hưởng chế độ hải quan đặc biệt trong thương mại với Hoa Kỳ, và tất cả hàng hóa từ Hồng Kông xuất khẩu sang Hoa Kỳ phải được dán nhãn là hàng sản xuất tại Trung Quốc. Theo chính quyền Hồng Kông, biện pháp này trái với tư cách của Hồng Kông một lãnh thổ hải quan đặc biệt, được quy định trong Luật Cơ bản Hồng Kông, đồng thời phá hoại hệ thống thương mại quốc tế dựa trên các quy tắc. Vì vậy, Trung Quốc sẽ cố gắng tăng cường hơn nữa vai trò của WTO trong việc giải quyết các vấn đề thương mại hiện có. Và ở đây, tất nhiên, các kỹ năng của một nhà đàm phán giàu kinh nghiệm, người đã đại diện cho lợi ích của Trung Quốc trong các tổ chức quốc tế trong nhiều năm sẽ rất hữu ích.