Bài báo cho biết, ở đây nói về những lỗi phần mềm và phần cứng, mà mười khiếm khuyết trong số đó là rất nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm cho sự an toàn của phi công và ảnh hưởng đến khả năng sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ của F-35.
Trong bài bình luận cho Sputnik, các chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ nói về những khiếm khuyết cản trở việc sản xuất hàng loạt tiêm kích F-35 cũng như về triển vọng Thổ Nhĩ Kỳ tham gia sâu hơn vào chương trình F-35.
How many flaws does the Lockheed F-35 have? The Pentagon's testing office counted more than 800. https://t.co/nSKA8uj06l
— Bloomberg (@business) January 12, 2021
Nhà quan sát, chuyên gia hàng không Tolga Ozbek cho rằng, sự phát triển của loại tiêm kích để trong thân máy bay có thể bố trí trang bị kỹ thuật cho ba binh chủng khác nhau chắc chắn dẫn đến các vấn đề kỹ thuật.
Theo ông Ozbek, Mỹ hoãn sản xuất công suất đầy đủ F-35 do chưa hoàn thành các thử nghiệm. Đến nay chỉ có khoảng 600 chiếc đã được sản xuất tại các nhà máy ở Mỹ, Ý và Nhật Bản.
Đến lượt mình, chuyên gia về các vấn đề công nghiệp quốc phòng Anil Shahin nhắc nhở rằng, máy bay F-35 là "một sản phẩm rất phức tạp", từng mấy lần gặp sự cố trước khi rơi.
“20 năm đã trôi qua kể từ Mỹ khởi động dự án này, nhưng họ vẫn phát hiện những lỗi phần mềm và phần cứng. Năm ngoái, khi xuất hiện những lỗi, máy bay đã bay với tốc độ rất cao, do động cơ quá nóng nên đã bị radar phát hiện. Trong khi đó, tiêm kích F-35 được quảng cáo có khả năng tàng hình cực cao, radar không thể phát hiện ra nó khi đang hoạt động”, - ông Shahin nhấn mạnh.
Theo chuyên gia Shahin, một trong những nguyên nhân chính giải thích tại sao Mỹ vẫn chưa sản xuất công suất đầy đủ F-35 là bởi vì kể từ năm 2017, một loạt các bài kiểm tra thử nghiệm với hình thức mô phỏng phức tạp liên tục bị hoãn lại.
“Để máy bay chiến đấu được sản xuất hàng loạt, nó cần phải vượt qua một số bài kiểm tra. Tuy nhiên, những cuộc thử nghiệm này bị hoãn trong 4 năm liền vì chi phí quá cao hoặc do trục trặc kỹ thuật, và bây giờ còn do đại dịch coronavirus”, - ông nói.
Các khiếm khuyết và những vấn đề khác với F-35 sẽ ảnh hưởng như thế nào đến số lượng đặt hàng máy bay chiến đấu? Các quốc gia có thể huỷ bỏ kế hoạch mua F-35 hay không?
“Ngay sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bị loại khỏi chương trình, Mỹ duyệt bán các tiêm kích F-35 cho UAE bất chấp phản đối của Israel. Hy Lạp dự kiến cũng sẽ tham gia dự án này. Có thêm đơn đặt hàng từ một số quốc gia khác, ví dụ, Hà Lan và Nhật Bản. Tức là những khoảng trống đang dần được lấp đầy. Mặt khác, do ảnh hưởng của Covid-19, nhiều nước buộc phải cắt giảm chi tiêu quân sự. Không có nghi ngờ gì rằng, tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến lượng đặt hàng”, - ông Tolga Ozbek nói.
UAE’s F-35 Contracts Expected to Be Signed | @AaronMehta @defense_news https://t.co/KdAXrvc5yV
— RealClearDefense (@RCDefense) January 11, 2021
Các quốc gia có thể từ chối F-35
“Các quốc gia có kế hoạch đặt hàng có thể từ chối nó nếu họ đang trong tình trạng chiến tranh và cần gấp máy bay quân sự. Hiện F-35 vẫn chưa vượt qua các bài kiểm tra cần thiết và chưa có khả năng hoạt động hết công suất”, - ông Anil Shahin giải thích.
Trong khi đó, vấn đề loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình F-35 vẫn nằm trong chương trình nghị sự. Gần đây Hoa Kỳ đã đưa ra nhiều tuyên bố đòi loại trừ các công ty Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chuỗi cung ứng, nhưng, hoạt động sản xuất ở Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đang tiếp tục.
“Sản xuất các linh kiện cho F-35 không hề đơn giản. Phải mất nhiều năm để công ty cung cấp linh kiện cho một dự án đầy tham vọng như vậy đảm bảo quá trình sản xuất liền mạch. Sau khi Thổ Nhĩ Kỳ tham gia dự án thông qua đơn đặt hàng 100 chiếc máy bay, các công ty Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu tham gia vào qua trình sản xuất. Thật khó để tưởng tượng rằng, ngày mai một công ty nào đó sẽ thế chỗ các công ty Thổ Nhĩ Kỳ. Phải mất rất nhiều thời gian để có như vậy. Hơn nữa, phải nhớ về các khoản tiền lớn mà Thổ Nhĩ Kỳ đã trả. Tôi cho rằng, các công ty Thổ Nhĩ Kỳ vẫn sẽ tiếp tục sản xuất. Theo tôi, vấn đề này chỉ là một yếu tố trong thương lượng giữa Hoa Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ”, - chuyên gia Ozbek kết luận.