Các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Nga
Theo tác giả, trong một thời gian dài, chính sách đối ngoại của Mỹ thiếu rõ ràng và sự hiểu biết tình hình hiện tại. Do đó trước hết, Biden phải tuyên bố tuân thủ điều khoản thứ năm của hiến chương NATO, quy định về sự can thiệp của Mỹ trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công nhằm vào một quốc gia liên minh.
“Ngay khi Ba Lan và các nước Baltic có được niềm tin, Washington sẽ phải nhận ra chính sách trừng phạt nhằm vào Moskva đã không phát huy tác dụng», Renault Girard viết.
Nhà báo kêu gọi nếu không tính đến việc thiết lập một chế độ thân phương Tây ở Nga, thì ông chỉ thấy một cách duy nhất cho phép Washington kéo được Moskva về phía mình.
"Nếu Biden muốn dần dần đưa Nga trở thành xu hướng chủ đạo trong chính sách của mình, thì điều này chỉ có thể thực hiện được thông qua thỏa hiệp thương mại và ngoại giao", nhà địa chính trị tin tưởng.
Ông lưu ý Nga và Mỹ có thể tìm thấy điểm chung trong cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan, cũng như trong các vấn đề giải trừ quân bị.
Mối quan hệ giữa Nga và Hoa Kỳ
Quan hệ giữa Moskva và Washington leo thang vào cuối năm 2016 sau khi Tổng thống Donald Trump thắng cử. Đảng Dân chủ tuyên bố có thể có sự can thiệp của Moskva vào các quá trình bầu cử ở Hoa Kỳ. Công tố viên đặc biệt Robert Mueller đã dành hai năm để điều tra các cáo buộc về "ảnh hưởng Nga" đối với cuộc bầu cử và cáo buộc "Donald Trump thông đồng với Moskva". Ông ta không bao giờ tìm thấy bằng chứng về một "âm mưu", mà sự tồn tại đã bị phủ nhận cả ở Moskva và Washington.