Việc gia nhập hạm đội vào năm 2025 sẽ giúp Trung Quốc củng cố vị thế của mình với tư cách cường quốc hải quân thứ hai trên thế giới sau Hoa Kỳ, chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin nhận xét trong bài bình luận cho Sputnik.
Hạm đội tàu sân bay Trung Quốc sẽ lớn hơn hải quân của các quốc gia khác, bao gồm cả lực lượng hải quân của EU. Tuy nhiên, Nga sẽ vẫn có ưu thế về hạm đội tàu ngầm hạt nhân.
Tàu sân bay Trung Quốc ở đâu nếu so với tàu sân bay Mỹ?
Tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc dự kiến sẽ có kích thước tương đương với tàu sân bay phi hạt nhân lớn nhất của Mỹ Kitty Hawk hiện đã ngừng hoạt động. Tuy nhiên, về mặt kỹ thuật, tàu sân bay mới của Trung Quốc rất có thể sẽ tiên tiến hơn nhiều so với Kitty Hawk, từng phục vụ trong Hải quân Hoa Kỳ từ năm 1961 đến năm 2009. Và ở đây nói không chỉ về thiết bị điện tử và vũ khí phòng thủ.
The USS Kitty Hawk underway off Hawaii in 1979. R L Lawson/NMNA pic.twitter.com/kgDLYpf2tN
— J.J. (@kadonkey) March 25, 2020
Tàu sân bay Trung Quốc được trang bị động cơ chính hoạt động theo nguyên tắc Động cơ điện tích hợp (Integrated electric propulsion - IEP). Nó không liên quan đến chân vịt: động cơ điện chính tạo ra năng lượng cho các động cơ điện và cho các thiết bị khác trên tàu. Động cơ IEP cho phép làm tăng đáng kể mức tiêu thụ năng lượng của các hệ thống trên tàu. Trước hết, nó cho phép lắp các hệ thống phóng bằng điện từ giúp việc cất cánh của máy bay từ tàu chiến.
Trung Quốc đã có nhiều nỗ lực để phát triển hệ thống phóng điện từ. Kết quả khả quan đã đạt được vào đầu những năm 2010. Khi đó, nhóm các nhà nghiên cứu Trung Quốc chế tạo hệ thống phóng điện từ đã được trao tặng Giải thưởng Nhà nước. Rất có thể hệ thống phóng điện từ của Trung Quốc sẽ đáng tin cậy hơn so với thiết bị Mỹ lắp trên tàu sân bay Gerald Ford. Và hệ thống động lực mạnh mẽ của con tàu sẽ giúp trang bị cho nó nhiều mẫu thiết bị điện tử và vũ khí phòng thủ tiên tiến hơn, bao gồm cả những vũ khí laser.
Không như hai chiếc tàu sân bay đầu tiên Liêu Ninh và Sơn Đông được trang bị bệ phóng kiểu nhảy cầu (ski-jump), con tàu mới với hệ thống phóng điện từ có thể mang trên tàu không chỉ máy bay tiêm kích, mà còn cả máy bay cảnh báo sớm (AWACS) và cũng có thể cả máy bay vận tải. Nguyên mẫu của những máy bay như vậy đang được thử nghiệm.
Theo như được biết, cách đây không lâu, Học viện Kỹ thuật Không quân Hải quân PLA (Yên Đài, tỉnh Sơn Đông) đã thành lập một nhóm học viên lái máy bay vận tải hạng nhẹ Y-7 với động cơ phản lực cánh quạt, họ đang thực hành các phương pháp cất hạ cánh xuống sân bay theo cách cất hạ cánh trên boong tàu sân bay. Điều này đang được thực hiện trong điều kiện chưa có máy bay đặc biệt để huấn luyện.
Sự hiện diện của máy bay AWACS sẽ làm tăng đáng kể khả năng sử dụng máy bay trên tàu sân bay mới. Không như hai chiếc tàu sân bay đầu tiên Liêu Ninh và Sơn Đông vốn tập trung nhiều hơn vào các hoạt động ở phía tây Thái Bình Dương, tàu sân bay mới sẽ mang lại cho Hải quân PLA khả năng hoạt động ở các khu vực khác trên thế giới.
Trung Quốc sẽ có khả năng mở rộng hoạt động ở Ấn Độ Dương. Lực lượng tấn công hàng không mẫu hạm của Trung Quốc được hỗ trợ bởi các phương tiện tiếp tế tốc độ cao hiện đại sử dụng căn cứ ở Djibouti, sẽ là một thách thức nghiêm trọng đối với hạm đội Ấn Độ. Như vậy, hàng không mẫu hạm mới sẽ có tác động lớn hơn nhiều đến cán cân quyền lực ở châu Á so với hai tàu sân bay Liêu Ninh và Sơn Đông.