Theo các nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga tiết lộ với báo Izvestia, đơn vị này sẽ được biên chế vào một trong những quân đoàn liên hợp đóng ở miền nam nước Nga. Trước đó, các đơn vị phòng không quân đoàn đã cố gắng trang bị đồng bộ một loại thiết bị.
“Theo kế hoạch, các lữ đoàn tên lửa phòng không như vậy nên có trong mỗi quân đoàn, nhưng năng lực công nghiệp không cho phép tái trang bị ngay lập tức cho tất cả”, - chuyên gia quân sự Viktor Murakhovsky nói với Izvestia.
Theo ông, ngoài tên lửa phòng không, lữ đoàn còn bao gồm xe điều khiển, xe hậu cần, xe sửa chữa, v.v.
Như ông nói thêm, khi nhận được các tổ hợp vũ khí mới, cấp tiểu đoàn được phép lựa chọn thành phần lữ đoàn hỗn hợp: một số đơn vị trang bị Buk-M3 và số còn lại là Buk-M2.
Theo Tổng giám đốc Viện nghiên cứu Tikhomirov, nơi phát triển Buk-M3, hiện nay trên thế giới không có hệ thống phòng không cơ động tầm trung nào tương tự với nó. Tiểu đoàn tên lửa Buk hiện đại hóa có thể bắn đồng thời 36 mục tiêu. Các phiên bản trước đó chỉ có bốn tên lửa sẵn sàng phóng đạn đồng loạt.
Các tên lửa dành cho chúng cũng đã được nâng cấp. Một phiên bản mới 9M317M được phát triển riêng cho Buk-M3. Nhưng ưu điểm chính của tổ hợp là tính tự động hóa cao.
Ngoài Buk-M3 còn có những mẫu vũ khí phòng không hiện đại khác đang được phát triển cho lực lượng mặt đất.