«Ngày 5 tháng 2 tại Novosibirsk đã khởi động giai đoạn thử nghiệm mặt đất của máy bay kiêm phòng thí nghiệm, phô trương khả năng của trạm điện hybrid trang bị động cơ điện siêu dẫn 500 kW», - Quỹ thông báo với Sputnik.
Trong khuôn khổ giai đoạn thử nghiệm thứ nhất, chiếc máy bay có động cơ điện được bật lên đã hoàn thành quy trình chạy dọc theo đường băng. Công việc tương tự trong hàng không đang được thực hiện để kiểm tra khả năng hoạt động của trạm phát điện trên «phòng thí nghiệm biết bay», các hệ thống và thiết bị khi di chuyển trên mặt đất.
Như thông báo của Quỹ, trong quá trình thử nghiệm được tiến hành vào ngày thứ Sáu giúp kiểm tra tính hợp lý của các giải pháp về điện, cường độ và tổng thành đã chọn, cũng như hoạt động chung phối hợp của thiết bị máy bay và động cơ điện. Cũng đã nghiên cứu các điều kiện tương thích điện từ của thiết bị trên bo mạch và thiết bị siêu dẫn, các chế độ làm việc cơ bản của động cơ điện và hệ thống của nó như hạ nhiệt, khởi động, dừng, làm việc dưới tải.
Trước đó, có tin cho biết rằng các chuyến bay thử nghiệm trong thành phần của máy bay sẽ bắt đầu vào năm 2021. Để bay thử nghiệm, một trong ba động cơ Yak-40 lắp đặt ở phần đuôi đã được thay bằng động cơ tuabin khí trục chân vịt với bộ phát điện, là sáng chế của Viện Động cơ Hàng không Trung ương mang tên P.I. Baranov phối hợp cùng với Đại học Kỹ thuật Hàng không Ufa. Còn ngay ở «mũi» của «phòng thí nghiệm biết bay» dự kiến bố trí một động cơ điện sử dụng hiệu ứng của hiện tượng siêu dẫn nhiệt độ cao và hệ thống đông lạnh, là thành quả phát triển của công ty cổ phần khép kín CJSC «SuperOx» theo đơn đặt hàng của Quỹ Nghiên cứu Triển vọng.
Ai sáng chế «phòng thí nghiệm biết bay»?
«Phòng thí nghiệm biết bay» trên cơ sở máy bay Yak-40 do các chuyên gia từ Viện Nghiên cứu Khoa học Siberia mang tên S.A. Chaplygin tạo ra.
Dự án hợp tác của Quỹ và «SuperOx» với tên gọi «Kontur» đã khởi động vào năm 2016. Mục tiêu của dự án là tạo ra hệ thống điện dựa trên nguyên lý siêu dẫn và phát triển công nghệ sản xuất chất siêu dẫn nhiệt độ cao ở dạng băng. Công nghệ siêu dẫn cung cấp mật độ dòng điện cao hơn và cải thiện đáng kể hiệu suất cơ bản của động cơ cũng như cáp điện. Quỹ lưu ý rằng cơ sở khoa học và kỹ thuật thu được trong quá trình thực hiện dự án «Kontur» sẽ cung cấp khả năng tăng gấp hai lần công suất riêng của động cơ điện đồng thời giảm mức tiêu thụ nhiên liệu khi sử dụng trong thành phần của trạm điện hybrid hỗn hợp.
Theo kế hoạch, các công nghệ thu được sẽ áp dụng để tạo ra động cơ và tổ hợp năng lượng điện cho loại máy bay và trực thăng chạy hoàn toàn bằng điện.